Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ năm, ngày 19 tháng 12 năm 2019 | 0:5

Sa Pa: Trải đường băng để du lịch cất cánh

Sa Pa sẽ đón “bình minh mới” khi trở thành thị xã Sa Pa, khi có thêm sân bay, hạ tầng giao thông hiện đại, có thêm các dự án bài bản, gia tăng trải nghiệm, dịch vụ cho du khách, tạo đà để Sa Pa bứt phá.

ga-đến-tàu-hỏa-leo-núi-mường-hoa-được-nhà-thiết-kế-lê-thanh-hòa-chọn-làm-sàn-catwalk-show-thời-trang-đình-đám.jpg
Ga đến tàu hỏa leo núi Mường Hoa được nhà thiết kế Lê Thanh Hòa chọn làm sàn catwalk show thời trang đình đám.

 

Đón sóng quy hoạch, hạ tầng

Theo Tổng cục Thống kê, 11 tháng năm 2019, tổng số khách quốc tế đến nước ta đạt gần 16,3 triệu lượt người, tăng 15,4% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, ghi nhận từ Tổng cục Du lịch Việt Nam, trong năm 2018, hơn 80% khách nước ngoài tới Việt Nam theo đường hàng không.

Nếu thiếu hạ tầng hàng không, liệu 80% du khách quốc tế có chọn Việt Nam? Rõ ràng, hạ tầng hàng không là “mắt xích” quan trọng đối với sự phát triển du lịch. Bởi vậy mà Diễn đàn du lịch 2019 đã dành hẳn một chuyên đề về hạ tầng hàng không trong chiến lược phát triển du lịch bền vững. Khi hạ tầng hàng không được đáp ứng, lượng khách quốc tế tới Việt Nam du lịch chắc chắn sẽ còn tăng trưởng mạnh mẽ.

Nhận thấy vai trò quan trọng của ngành hàng không đối với sự phát triển của du lịch, mới đây, Bộ giao thông vận tải đã phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch Cảng hàng không Sa Pa giai đoạn đến năm 2030, với công suất phục vụ 3 triệu khách mỗi năm.

Bên cạnh sân bay, dự án xây đường nối cao tốc Nội Bài - Lào Cai đến Sa Pa theo hình thức BOT cũng được kỳ vọng đáp ứng nhu cầu vận tải ngày càng tăng và rút ngắn thời gian đi từ Lào Cai đến Sa Pa. Đầu tư hạ tầng hoàn thiện đồng nghĩa với việc Sa Pa chính thức mở toang cánh cửa để du khách thập phương dễ dàng đặt chân đến thị trấn mờ sương.

Như được chắp thêm cánh, Sa Pa tới đây sẽ “lên đời” thị xã với những cơ chế, chính sách mới giúp phố núi phát triển xứng với tầm vóc trong hình hài rộng mở hơn. Tham chiếu những tín hiệu kinh tế vĩ mô của Lào Cai để thấy thời cơ tăng trưởng cho Sa Pa còn ở phía trước. Đó là việc mới đây, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng vừa ký quyết định phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch tỉnh Lào Cai thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 với mục tiêu xây dựng Lào Cai thành trung tâm, cầu nối giao thương kinh tế, đối ngoại giữa Việt Nam và các nước ASEAN với thị trường vùng Tây Nam (Trung Quốc). Lào Cai khi đó sẽ trở thành trọng điểm về phát triển du lịch, dịch vụ, cửa khẩu, công nghiệp luyện kim, phát triển sản xuất nông nghiệp sạch đặc hữu cung cấp cho vùng và cả nước với hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại; trung tâm nghiên cứu, bảo tồn và phát huy tốt bản sắc dân tộc các nét đẹp của văn hóa các dân tộc vùng Tây Bắc. 

đại-tượng-phật-a-di-đà-fansipan-về-đêm.jpgĐại tượng Phật A Di Đà Fansipan về đêm.

 

“Sóng” hạ tầng và quy hoạch sẽ thúc đẩy du lịch Sa Pa phát triển, mở ra tương lại rộng mở cho lĩnh vực bất động sản, kinh doanh dịch vụ du lịch ở đô thị du lịch “vàng” của miền Bắc.

Sa Pa “tăng tốc” đón bình minh mới

Những năm gần đây, Sa Pa đang chứng kiến tốc độ tăng trưởng khả quan của lượng khách du lịch và hệ sinh thái du lịch tại địa phương này cũng đang dần được hoàn thiện. Hút khách về Sa Pa chính nhờ sự xuất hiện những công trình được đầu tư quy mô, bài bản như Sun World Fansipan Legend với cáp treo kỷ lục thế giới, hiện thực hóa giấc mơ chinh phục nóc nhà Đông Dương cho hàng triệu người. Sun Group cũng đã đầu tư khách sạn 5 sao đầu tiên Hotel de la Coupole, MGallery  với sự “phù phép” của Bill Bensley…

Theo thống kê, lượng khách đến Sa Pa năm 2018 là 2,5 triệu lượt, thu tương ứng gần 4.000 tỷ đồng. Và chỉ sau 9 tháng đầu năm 2019, Sa Pa đã đón hơn 2,26 triệu lượt khách. Sa Pa sẽ đón “bình minh mới” với tương lai tươi sáng khi trở thành thị xã Sa Pa, có sân bay, hạ tầng giao thông hiện đại, đồng bộ, có thêm các dự án bài bản, gia tăng trải nghiệm, dịch vụ thuận tiện cho du khách, tạo đà để Sa Pa bứt phá hơn nữa, tiến tới con số 8 triệu khách vào năm 2030 và trở thành điểm đến đắt giá trong tương lai.

Với tất cả những động thái và chính sách nhằm thu hút, phát triển du lịch, thị trường BĐS Sa Pa đang được đánh giá là đầy tiềm năng sinh lời. Sự hiện diện của các nhà đầu tư lớn cũng phần nào lý giải được sức hút của thị trường này.

Thông tin về việc tại thị trường này sắp tới đây sẽ được bổ sung thêm các sản phẩm cung cấp dịch vụ vui chơi, giải trí, mua sắm cho du khách, để hình thành một quần thể “All–in-one” thực sự tại thị xã tương lai đang được giới đầu tư quan tâm.

Theo một giám đốc đại lý phân phối BĐS tại Sa Pa, một tổ hợp thương mại đa năng có thể “đầu tư - tích lũy - khai thác” tại tại tuyến phố Cầu Mây đắt giá đang làm sôi động thị trường địa ốc phố núi. Khi đi vào hoạt đông, dự án sẽ góp phần hoàn thiện hệ sinh thái cho du lịch Sa Pa và hứa hẹn đem về cho “kinh đô mùa hè” này những dòng khách du lịch khổng lồ cùng mức chi tiêu cao hơn.

 

 

 

 

PV
Ý kiến bạn đọc
  • Phú Yên trưng bày nhiều hiện vật từ những chuyến Tàu Không số

    Phú Yên trưng bày nhiều hiện vật từ những chuyến Tàu Không số

    Tối 22/11, tại Bảo tàng tỉnh Phú Yên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Bến Vũng Rô và hoạt động tiếp nhận chi viện từ những chuyến Tàu Không số”. Hoạt động nhằm hướng đến kỷ niệm 60 năm Bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên của Tàu Không số (28/11/1964 – 28/11/2024).

  • Kỷ niệm 555 năm danh xưng Duy Tiên

    Kỷ niệm 555 năm danh xưng Duy Tiên

    Sáng 22/11, Thị ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ thị xã Duy Tiên long trọng tổ chức Kỷ niệm 555 năm danh xưng Duy Tiên (1469 - 2024) và 95 năm thành lập Chi bộ Đông Dương Cộng sản Đảng Duy Tiên (11/1929 - 11/2024).

  • Hào hứng xem đua vỏ lãi ở cửa biển Sông Đốc

    Hào hứng xem đua vỏ lãi ở cửa biển Sông Đốc

    Hàng ngàn người đổ về thị trấn Sông Đốc (Trần Văn Thời - Cà Mau) để xem cuộc đua vỏ lãi kỳ thú. Thị trấn ven biển này cũng là nơi 70 năm trước diễn ra sự kiện tập kết ra Bắc lịch sử.

Top