Là chủ đề của Tuần Văn hóa Du lịch Bảo Yên (Lào Cai) năm 2022 diễn ra từ ngày 22/4-01/5 với nhiều hoạt động thiết thực, nhiều công trình ý nghĩa chào mừng Kỷ niệm 75 năm ngày thành lập Đảng bộ huyện (22/4/1947 - 22/4/2022).
Tuần Văn hóa Du lịch Bảo Yên năm 2022 diễn ra với nhiều hoạt động hấp dẫn như: Giao lưu hát Chầu văn; Lễ rước bằng xếp hạng di tích Đền Làng Lúc; khám phá Động Tiên Cảnh và Suối Thâu, xã Xuân Thượng; Tổ chức phiên chợ văn hóa truyền thống, chợ đêm quảng bá sản phẩm văn hóa, nông - lâm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; tổ chức Trại sáng tác của các văn nghệ sĩ trên địa bàn tỉnh Lào Cai; Khai mạc ngày hội Văn hóa dân gian gắn với công bố Quyết định công nhận điểm Du lịch xã Nghĩa Đô; khôi phục và tổ chức các môn thể thao, trò chơi dân gian; đêm giao lưu văn nghệ “Nghĩa Đô - Sắc màu di sản văn hóa” gắn với công bố tác phẩm mới viết về Bảo Yên…
Các hoạt động được tổ chức bằng nhiều hình thức tại 4 khu vực là thị trấn Phố Ràng, các xã Bảo Hà, Nghĩa Đô, Xuân Thượng được lồng ghép với việc tuyên truyền triển khai thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại và các sự kiện chính trị của đất nước, địa phương tạo không khí phấn khởi trong các tầng lớp Nhân dân.
Bảo Yên vốn là một vùng đất giàu truyền thống cách mạng và văn hóa với 11 di tích đã được các cấp xếp hạng, trong đó có 3 di tích cấp Quốc gia, 8 di tích, danh thắng cấp tỉnh, 1 di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia và 2 điểm du lịch. Bên cạnh đó, Bảo Yên còn là nơi quần tụ của 26 thành phần dân tộc cùng sinh sống, là chủ nhân của những kho tàng văn hóa mạng đậm bản sắc dân tộc, có thể khẳng định đây là nguồn tài nguyên vô giá để Bảo Yên phát triển các loại hình du lịch, dịch vụ, trọng tâm là phát triển du lịch tâm linh gắn với khai thác những tiềm năng, thế mạnh về du lịch cộng đồng, đa dạng hóa các loại hình dịch vụ.
Trên cơ sở xác định tiềm năng, thế mạnh của địa phương, huyện đã tập trung mở rộng quy hoạch, đầu tư nguồn lực thực hiện tốt công tác trùng tu tôn tạo, xây dựng các công trình phụ trợ các di tích trọng điểm của huyện, tỉnh nhằm đáp ứng nhu cầu phục vụ du khách; phục dựng, bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc trên địa bàn. Hằng năm xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động văn hóa, lễ hội, thể thao... gắn với các hoạt động du lịch nhằm thu hút du khách. Thành lập các câu lạc bộ văn hóa, văn nghệ trong cộng đồng các dân tộc. Triển khai xây dựng một số sản phẩm du lịch đặc trưng, trong đó có các sản phẩm OCOP, các lễ hội truyền thống; khôi phục một số nghề thủ công truyền thống, đầu tư mô hình du lịch cộng đồng ở Nghĩa Đô, Vĩnh Yên, Xuân Hòa,... không ngừng đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, tạo nên những điểm đến mới, dấp dẫn đối với du khách.
Nhờ sự đầu tư đúng hướng, Khách du lịch tâm linh đến Bảo Yên chiếm một tỷ trọng lớn. Trong số 1,2 triệu khách du lịch năm 2020, số khách đến các điểm tâm linh chiếm 98% tổng lượng khách du lịch (khoảng trên 1,18 triệu lượt), trong đó Đền Bảo Hà (1,1 triệu lượt khách), Đền Phúc Khánh (80 ngàn lượt), còn lại các điểm di tích khác.
Du lịch tâm linh đã đóng góp tích cực vào phát triển bền vững của địa phương, người dân được chủ động tham gia vào các hoạt động phục vụ khách tại các điểm du lịch tâm linh: Sắp lễ, bán hàng lưu niệm, đồ vàng mã, tiêu thụ sản vật địa phương, dịch vụ vận chuyển, phục vụ ăn uống,... Du lịch tâm linh tạo việc làm và thu nhập trực tiếp cho người dân địa phương, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn từ nông nghiệp sang kết hợp dịch vụ. Cuộc sống người dân trong khu vực đã có sự dịch chuyển từ nông nghiệp sang làm dịch vụ với hàng chục ngàn người đã có việc làm thường xuyên, thu nhập 6-8 triệu đồng/tháng.
Hiện, Bảo Yên đang tập trung nguồn lực quy hoạch, xây dựng khu đô thị Bảo Hà trở thành đô thị cửa ngõ, đầu mối giao thông quan trọng để phát triển du lịch văn hóa tâm linh, xây dựng Bảo Hà trở thành trung tâm văn hóa du lịch tâm linh của khu vực Tây Bắc và cả nước.
Đẩy mạnh phát triển du lịch tâm linh, du lịch cộng đồng, trải nghiệm... gắn với việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa đồng bào các dân tộc trên địa bàn huyện Bảo Yên. Lấy xã Nghĩa Đô làm trung tâm, xây dựng Nghĩa Đô trở thành trung tâm bảo tồn văn hóa dân tộc Tày vùng sông Chảy. Phấn đấu đến năm 2025, tổng lượng khách du lịch đến Bảo Yên đạt 2,5 triệu lượt người; doanh thu từ du lịch đạt 3.000 tỷ đồng.
Tối 22/11, tại Bảo tàng tỉnh Phú Yên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Bến Vũng Rô và hoạt động tiếp nhận chi viện từ những chuyến Tàu Không số”. Hoạt động nhằm hướng đến kỷ niệm 60 năm Bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên của Tàu Không số (28/11/1964 – 28/11/2024).
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.