Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 9 tháng 7 năm 2016 | 2:14

Sân chơi nào cho trẻ em nông thôn ngày hè?

Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH), mỗi ngày cả nước có 580 trẻ em bị tai nạn thương tích, vào dịp hè con số này còn cao hơn, đặc biệt là tai nạn liên quan đến đuối nước. Nguyên nhân là do thiếu sự giám sát của gia đình, nhà trường và chính quyền địa phương; các em chưa được trang bị kỹ năng phòng ngừa tai nạn;  sâu xa hơn là thiếu sân chơi lành mạnh, bổ ích trong những ngày hè.

Thiếu sự quan tâm của gia đình và nhà trường cùng với thiếu sân chơi là  nguyên nhân dẫn tới trẻ em bị thương tích cao.

Bài 1: Thiếu sân chơi trầm trọng

Hè là dịp để trẻ em được nghỉ ngơi, vui chơi. Tại thành thị, trong khi trẻ em được vui chơi với khá nhiều hoạt động văn nghệ, thể thao, các lớp học năng khiếu thì ở nông thôn, việc tìm một sân chơi an toàn, bổ ích cho trẻ là điều không dễ.

Xã Phúc Yên (Lâm Bình - Tuyên Quang) có 6 thôn thì cả 6 đều có nhà văn hóa rộng hơn 100m2. Khi chưa có các điểm trường, trẻ 2 - 5 tuổi đều chơi tại nhà văn hóa. Sau này các điểm trường được xây dựng,  các cháu mới chuyển về sinh hoạt tại trường. Tuy nhiên, cơ sở vật chất chưa đảm bảo, đồ chơi tại đây khá đơn điệu. Bậc mầm non, tiểu học đã vậy, bậc trung học cơ sở cũng khó khăn không kém, do từ nhà đến trường quá xa nên nhiều em phải ở  bán trú trong sự thiếu thốn đủ thứ.

Ông Triệu Xuân Cản, Chủ tịch UBND xã Phúc Yên, tâm sự: “Dịp hè, các cháu ở thôn nào thì tập trung chơi ở nhà văn hóa thôn đó. Trong khi nhà văn hóa chủ yếu là để hội họp, trang thiết bị thì  chỉ có bục phát biểu, âm ly, loa đài, không có đồ chơi cho các em. Hiện, xã vẫn còn 2/6 thôn chưa có điện lưới quốc gia nên càng khó khăn hơn trong hội họp và tổ chức các hoạt động vui chơi cho các cháu.

Tương tự, tại nhiều xã của huyện Na Hang (Tuyên Quang), học sinh trung học cơ sở phải đi bộ cách nhà 20km mới đến được trường, đây là lý do các em phải ở bán trú. Các em phải tự lo nấu ăn, sinh hoạt. Hiện Na Hang có 11/12 xã, thị trấn có trẻ em bán trú.

Theo ông Hoàng Hùng Chảnh, Trưởng phòng LĐTB&XH huyện Na Hang, trong xây dựng nông thôn mới, mỗi thôn/bản có một nhà văn hóa, đồng thời là sân chơi cho trẻ em, học sinh tại thôn/bản đó sinh hoạt. Tuy nhiên, nhiều xã ở Na Hang vẫn chưa có nhà văn hóa riêng ở từng thôn, do vậy các em vẫn phải chơi ở nhà văn hóa xã và các điểm trường lẻ. Trong dịp nghỉ hè, huyện đề nghị nhà trường phối hợp với gia đình và chính quyền địa phương quản lý các em để tránh các tai nạn thương tích có thể xảy ra. Nhưng sự phối hợp giữa gia đình với nhà trường chưa được thường xuyên do địa bàn xa, nhiều thôn, bản lại chưa có sóng điện thoại nên gặp hạn chế nhất định.

Ông Chảnh cho biết thêm, những năm gần đây, công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em tại Na Hang thực hiện khá tốt, được tỉnh ghi nhận. Với các trường học, huyện luôn tổ chức tuyên truyền, thậm chí phòng còn cử cán bộ xuống phối hợp với nhà trường tạo sân chơi cho học sinh. Do vậy, từ năm 2015 đến nay, huyện không có trường hợp tai nạn thương tích nào xảy ra. Ngoài ra, huyện còn được tổ chức Tầm nhìn Thế giới tại Việt Nam (WVI) chọn thực hiện Chương trình Phát triển vùng Na Hang, hàng nghìn trẻ em các xã trong Dự án được các cộng tác viên đến thăm hỏi, trò chuyện, tư vấn thường xuyên.

Anh Lý Văn Chung, Ủy viên ban Thường vụ Huyện đoàn Lục Nam (Bắc Giang), cho biết: Trên địa bàn, sân chơi cho các em còn thiếu, thậm chí nhiều nhà văn hóa ở thôn, bản miền núi chưa được xây dựng. Những thôn chưa có nhà văn hóa, các em tham gia sinh hoạt tập trung tại nhà Bí thư chi đoàn. Bên cạnh đó, kinh phí hỗ trợ cho tổ chức đoàn cơ sở còn thấp (6 triệu đồng/năm), trong khi dịp hè, lượng học sinh, sinh viên về sinh hoạt khá lớn khiến địa phương gặp nhiều khó khăn.

Dù ở những vùng nông thôn đất đai vẫn còn khá rộng có thể làm điểm vui chơi cho trẻ em nhưng hầu hết không được quy hoạch và cũng không có nguồn lực để xây dựng. Bên cạnh đó, các gia đình thường tất bật với công việc đồng áng, không có nhiều thời gian quan tâm tới con em mình dẫn tới việc trẻ em phải tự chơi và tự tìm sân chơi trong những ngày hè.

Chính tại những địa điểm vui chơi không an toàn và không có sự quản lý của người lớn như đi tắm sông, trèo cây, chơi game online, đá bóng dưới lòng lề đường là nguyên nhân dẫn đến những tai nạn thương tâm… Thế nhưng dường như các em chưa đủ nhận thức về những mối nguy hiểm mà chỉ hành động theo sở thích và sự rủ rê của bè bạn. Các em cũng chưa đủ kỹ năng để có thể xử lý tình huống khi gặp tai nạn dẫn đến những hệ lụy đáng tiếc.

Trò chơi tự phát, sân chơi không an toàn và mối nguy hại từ các trò chơi đến nay vẫn đang là bài toán chưa có lời giải tại các vùng nông thôn. Và để giải “cơn khát” sân chơi cho thiếu nhi vào dịp hè, không thể chỉ có tổ chức Đoàn, Đội triển khai mà cần phải có sự chung tay vào cuộc của các ngành, các cấp và toàn xã hội.

Hà Hoàng

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Phú Yên trưng bày nhiều hiện vật từ những chuyến Tàu Không số

    Phú Yên trưng bày nhiều hiện vật từ những chuyến Tàu Không số

    Tối 22/11, tại Bảo tàng tỉnh Phú Yên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Bến Vũng Rô và hoạt động tiếp nhận chi viện từ những chuyến Tàu Không số”. Hoạt động nhằm hướng đến kỷ niệm 60 năm Bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên của Tàu Không số (28/11/1964 – 28/11/2024).

  • Kỷ niệm 555 năm danh xưng Duy Tiên

    Kỷ niệm 555 năm danh xưng Duy Tiên

    Sáng 22/11, Thị ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ thị xã Duy Tiên long trọng tổ chức Kỷ niệm 555 năm danh xưng Duy Tiên (1469 - 2024) và 95 năm thành lập Chi bộ Đông Dương Cộng sản Đảng Duy Tiên (11/1929 - 11/2024).

  • Hào hứng xem đua vỏ lãi ở cửa biển Sông Đốc

    Hào hứng xem đua vỏ lãi ở cửa biển Sông Đốc

    Hàng ngàn người đổ về thị trấn Sông Đốc (Trần Văn Thời - Cà Mau) để xem cuộc đua vỏ lãi kỳ thú. Thị trấn ven biển này cũng là nơi 70 năm trước diễn ra sự kiện tập kết ra Bắc lịch sử.

Top