Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 19 tháng 4 năm 2019 | 14:0

Săn sò lụa, ngư dân Hà Tĩnh kiếm tiền triệu mỗi ngày

Nhờ lộc biển, ngư dân Hà Tĩnh đang rất phấn khởi vì đánh bắt được lượng lớn sò lụa biển. Trung bình mỗi tàu thuyền thu về 7 - 20 triệu đồng sau mỗi ngày ra khơi.

s5.jpg
Người dân phân loại sò lụa.

Ở vùng biển Hà Tĩnh, cứ đến đầu tháng 3 âm lịch, ngư dân lại vào mùa khai thác sò lụa (người dân địa phương gọi là con chang chang hoặc sò hoa).

Sò lụa là loài nhuyễn thể hai mảnh vỏ, cùng họ với nghêu, sò, ốc, hến, thường sống ở vùng nước mặn, vùi dưới lớp bùn, cát mỏng. Loài này có thân hình bầu dục, giống sò huyết song vỏ trơn không sọc, mặt ngoài vàng nhạt, mặt trong trắng. Thịt chang chang chế biến món ăn ngon như hấp, xào sa tế, nấu canh, nấu cháo...

Những ngày này, tại bến cá xã Cẩm Lĩnh (huyện Cẩm Xuyên) và Cảng cá Cửa Sót, xã Thạch Kim (Lộc Hà) vào buổi sáng luôn tấp nập tàu thuyền ra khơi bắt sò lụa. Và lúc chiều tà, bến cảng lại nhộn nhịp khi tàu thuyền chở đầy sò lụa cập bến.

Trở về sau một ngày ra khơi đánh bắt, ngư dân Lê Văn Xuân (thôn Xuân Phượng, xã Thạch Kim) cho biết, mùa sò lụa kéo dài từ tháng 3 đến tháng 7 âm lịch. Vào mùa, anh cùng với  ngư dân trong xã chạy tàu ra cách bờ khoảng 8-10 hải lý để lặn bắt sò lụa.

“Trung bình mỗi tàu bắt từ 50 - 150kg sò lụa, với giá bán hiện dao động 80.000 - 100.000/kg,  mỗi ngày chúng tôi thu về khoảng 8 - 10 triệu đồng. Trừ tiền dầu và thức ăn, mỗi thuyền viên ít nhất cũng được 500.000 đồng, nhiều là 1 triệu đồng”, anh Xuân nói.

Anh Hoàng Hải Linh (32 tuổi, trú tại huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh) cho biết, vào thời điểm này hằng năm, anh và một số thợ lặn đưa thuyền ra vùng biển cách Cảng cá Cửa Sót khoảng 6 hải lý để lặn bắt sò lụa. Trừ chi phí, trung bình mỗi thuyền viên trên tàu anh thu về trên dưới 1 triệu đồng/ngày.

“Nghề lặn bắt sò lụa thu nhập  thất thường vì tùy thuộc vào con nước. Hôm nào trời lặng, nước biển trong lặn bắt mới được nhiều vì con sò nổi trên cát. Còn hôm nào thời tiết xấu, nước biển đục thì sò lặn sâu dưới cát nên bắt được ít”, anh Linh cho biết.

Ông Bùi Tuấn Sơn, Giám đốc BQL các cảng cá Hà Tĩnh, cho hay, tại Cảng cá Cửa Sót, 1 tuần trở lại đây luôn có 90 - 100 tàu thuyền lặn bắt sò lụa vào cập cảng mang theo bình quân 30 - 40 tấn sò mỗi ngày về đất liền.

“Một tàu như thế mỗi ngày  thu về 7-12 triệu đồng tiền bán sò lụa, thậm chí có tàu trúng đậm thu hơn 20 triệu đồng. Toàn bộ sò lụa được thương lái đến tận cảng thu mua, rồi đóng thành từng thùng xốp chất lên xe tải  bán  sang Trung Quốc”, ông Sơn nói.

Ngoài ngư dân trực tiếp đánh bắt, mùa sò lụa còn tạo thêm thu nhập cho hàng trăm người dân trong vùng. Khi cập cảng, chủ tàu thường thuê lao động đóng gói, phân loại hải sản để bán cho thương lái, với thù lao khoảng 300.000 đồng/người/ngày.

 

 

Trà Giang
Ý kiến bạn đọc
  • Hào hứng xem đua vỏ lãi ở cửa biển Sông Đốc

    Hào hứng xem đua vỏ lãi ở cửa biển Sông Đốc

    Hàng ngàn người đổ về thị trấn Sông Đốc (Trần Văn Thời - Cà Mau) để xem cuộc đua vỏ lãi kỳ thú. Thị trấn ven biển này cũng là nơi 70 năm trước diễn ra sự kiện tập kết ra Bắc lịch sử.

  • Dòng chảy tri thức - Hành trình tri thức không thể thiếu vắng hình bóng “Người lái đò”

    Dòng chảy tri thức - Hành trình tri thức không thể thiếu vắng hình bóng “Người lái đò”

    Hòa cùng không khí cả nước, chào mừng 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/1982 - 20/11/2024, tri ân sự đóng góp, hy sinh của thầy, cô giáo - những “Người lái đò” thầm lặng, đưa nhiều thế hệ học trò đến với bến bờ tri thức.

  • Thắp sáng ước mơ cho các em học sinh Làng Nủ

    Thắp sáng ước mơ cho các em học sinh Làng Nủ

    Trong tiết trời se lạnh đầu đông, nhưng ở trong Trường TH&THCS số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên - Lào Cai), không khí ấm áp và rộn ràng đang tràn ngập nơi đây. Những ngày tháng gian khó sau bão số 3 đã ở lại phía sau, nhường chỗ cho niềm vui và nụ cười rạng rỡ của các em học sinh. Bằng sự tận tụy, ân cần của thầy cô, nhà trường đã trở thành mái nhà thứ hai, nơi tràn đầy tình yêu thương và hy vọng.

Top