Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 26 tháng 4 năm 2024  
Thứ hai, ngày 10 tháng 7 năm 2017 | 3:59

Sau 10 năm tạm yên, dịch rầy nâu và bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá trên lúa có nguy cơ bùng phát

Dịch rầy nâu và bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá (VL-LXL) đang gây hại trên các trà lúa hè thu ở nhiều địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long, nếu không có biện pháp phòng trừ kịp thời thì có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất lúa.

Theo đánh giá của Cục Bảo vệ Thực vật, rầy nâu và bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá (VL-LXL) có thể gây hại lớn đến năng suất lúa, thậm chí phải phá bỏ. Rầy nâu, VL - LXL đã từng xảy ra thành dịch, gây thiệt hại lớn cho sản xuất lúa ĐBSCL. Trong giai đoạn từ 2006 - 2008 đối tượng rầy nâu đã gây hại nghiêm trọng và phát tán thành dịch tại các tỉnh phía Nam. Thực tế, diện tích lúa giai đoạn này bị nhiễm rầy nâu lên tới 1,5 triệu hecta và bị bệnh LXL trên 300.000 ha. Chỉ tính riêng 5 năm, từ 2006 - 2010 ước có khoảng 37.800 ha lúa phải tiêu hủy do bệnh VL-LXL, gây tổn thất trên 2 triệu tấn lúa.

Cán bộ khuyến nông Long An kiểm tra mức độ nhiễm bệnh.

Bệnh vàng lùn - lùn xoắn lá do siêu vi khuẩn gây nên, môi giới truyền bệnh là rầy nâu. Việc khống chế mật độ rầy nâu trên đồng ruộng sẽ làm giảm, ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh VL - LXL. 


Vụ hè thu 2017, diện tích lúa ở ĐBSCL bị rầy trên 300.000ha, bệnh VL - LXL trên 8.000ha. Dự báo vụ lúa thu đông bệnh rầy nâu di trú với số lượng lớn gây nguy cơ bùng phát dịch VL - LXL  nếu chúng ta không có các giải pháp kịp thời từ vụ hè thu năm nay.


Tại Hậu Giang vụ lúa ĐX 2016 - 2017, chỉ có hơn 1.600ha lúa bị rầy nâu gây hại và chủ yếu ở mức nhiễm nhẹ. Tuy nhiên, vụ Hè Thu 2017, diện tích bị rầy nâu hoành hành tăng đột biến lên hơn 5.100 ha. Đặc biệt, vụ Thu đông 2017, tính đến thời điểm này, mặc dù chỉ mới xuống giống khoảng 23.900 ha, nhưng đã có gần 6.300 ha nhiễm rầy nâu, trong đó có 2.100ha mật số tập trung rất cao từ 3.000 - 14.000 con/m2.
Tại Bạc Liêu, trong 6 tháng đầu năm 2017 cũng đã ghi nhận khoảng 27.700 ha lúa nhiễm rầy nâu (chiếm 26,4% diện tích gieo trồng). TP.Cần Thơ cũng có ít nhất 3.300ha lúa bị nhiễm dịch hại, cao hơn 2.700 ha so với cùng kỳ vụ HT 2016.

Đồng Tháp là một trong những địa phương chịu thiệt hại nặng nề nhất với hàng chục ngàn hecat bị nhiễm, trong đó hơn 1.500 ha nhiễm nặng. Cã Phú Đức, huyện Tam Nông là nơi bị bệnh VL - LXL gây hại nặng nhất huyện ở vụ lúa hè thu vừa qua. Nguyên nhân chính là do nông dân ở đây tranh thủ sạ sớm trong khi hầu hết các diện tích xung quanh đang làm đòng hoặc trỗ chín. Còn tại thị trấn Tràm Chim, mặc dù lúa đang trỗ chín nhưng nông dân trong HTX dịch vụ nông nghiệp số 2 thị trấn Tràm Chim vẫn phải tập trung phòng trị bệnh.

Toàn huyện Tam Nông đã có hơn 1.600ha lúa hè thu giai đoạn đẻ nhánh – đòng trỗ bị nhiễm rầy nâu, trong đó khoảng 10ha nhiễm nặng. Đặc biệt khi lúa Thu Đông ở đây cũng đang được tập trung xuống giống thì việc rầy di trú từ lúa hè thu sẽ dẫn đến nguy cơ dịch bệnh tiếp tục gia tăng trong thời gian tới. Còn tại huyện Tân Hồng, nhiều diện tích lúa hè thu cũng đã bùng phát dịch bệnh VL - LXL. Nguyên nhân được xác định là do có quá nhiều trà lúa trên cùng cánh đồng. 

Năm nay, Đồng Tháp khuyến cáo nông dân thực hiện xả lũ triệt để, điều này mang lại hy vọng hạn chế rầy nâu và bệnh vàn lùn, lùn xoắn lá lây lan một cách tự nhiên. Tất nhiên là với điều kiện là nông dân phải thực hiện theo chủ trương xả lũ.  

Theo báo cáo của Cục Bảo vệ thực vật (BVTV), dịch rầy nâu và bệnh VL - LXLlúa tái bộc phát từ giữa vụ hè thu 2017 sau hơn 10 năm khống chế tốt dịch hại. Nguyên nhân tái phát là do mất cân đối về cơ cấu giống lúa nhiễm rầy, nhiễm bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá lúa, điển hình là giống OM5451 đã gia tăng nhanh diện tích gieo trồng ở nhiều tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Nguyên nhân khác là chưa có biện pháp kiểm soát chặt chẽ lịch mùa vụ gieo sạ, nhất là ở cấp xã, vùng giáp ranh giữa các xã, huyện hoặc vùng không chủ động nguồn nước tưới. Tập quán canh tác truyền thống của nông dân như sạ dày, bón nhiều phân đạm, phun thuốc trừ sâu không theo khuyến cáo

Dự báo năm nay sẽ có lũ, thậm chí lũ đến sớm nên cần chủ động sản xuất tại vùng có đê bao. Khuyến cáo các địa phương không sản xuất tại nơi không có đê bao.

Tại Hội nghị tổng kết vụ lúa hè thu 2017 vừa tổ chức, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Quốc Doanh khuyến cáo các địa phương một số biện pháp phòng trừ dịch bệnh như sau: Phải xác định thời vụ xuống giống lúa thích hợp cho từng vùng trên cơ sở kết quả bẫy đèn xác định rầy nâu trên đồng và điều kiện thực tế tại địa phương; bố trí cơ cấu giống lúa theo hướng ưu tiên giống chống chịu khá với rầy nâu và bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá. Xuống giống tập trung, đồng loạt, né rầy, đảm bảo cách ly giữa hai vụ lúa 20 - 30 ngày. Giảm lượng giống lúa gieo sạ còn 80-100 kg/ha/vụ. Bảo vệ lúa trong giai đoạn 40 ngày sau sạ bằng các biện pháp điều tiết nước, công nghệ sinh thái đồng ruộng (ruộng lúa bờ hoa). Hạn chế bón đạm, điều tiết nước hợp lý. Thường xuyên thăm đồng, kiểm tra, khoanh vùng rầy và bệnh; mật độ rầy trên 2.000 con/m2 cần phun thuốc bảo vệ thực vật kịp thời, đồng loạt và tập trung cả vùng. Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền để nông dân hiểu biết rõ hơn dịch bệnh, biện pháp phòng trừ rầy nâu, bệnh vàng lùn - lùn xoắn lá.

Khánh Nguyên

 

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Ngày 19/4, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức sơ kết 1 năm triển khai chương trình vận động, hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà cho người nghèo, người có khó khăn về nhà ở giai đoạn 2023-2025 (Chương trình 1838).

  • “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    Với 28 lần hiến máu nhân đạo, trình dược viên Từ Thị Tuyên (SN 1989), xã Thạch Thắng, Thạch Hà (Hà Tĩnh) đã trở thành tấm gương sáng trong các hoạt động an sinh xã hội, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng…

  • PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    Với tinh thần tương thân tương ái, vừa qua, Đoàn Thanh niên Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã tổ chức chương trình từ thiện “Xuân tình nguyện 2024” để thăm hỏi, động viên và trao quà đến các em học sinh nghèo, các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại xã Nậm Chảy, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai. Đây là hoạt động hưởng ứng tinh thần Tháng Thanh niên và Năm Thanh niên tình nguyện của tuổi trẻ PVcomBank.

  • Thanh Hóa - Hậu phương lớn trong chiến dịch Điện Biên Phủ

    Thanh Hóa - Hậu phương lớn trong chiến dịch Điện Biên Phủ

    Cách đây 70 năm, cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc ta kết thúc thắng lợi bằng chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, trở thành mốc son chói lọi bằng vàng tạc vào lịch sử dân tộc.

  • Khai mạc Lễ hội Du lịch biển Hà Tĩnh năm 2024

    Khai mạc Lễ hội Du lịch biển Hà Tĩnh năm 2024

    Tối 21/4, tại quảng trường Hồ Tùng Mậu (Khu du lịch Thiên Cầm, Cẩm Xuyên), UBND tỉnh Hà Tĩnh long trọng tổ chức khai mạc Lễ hội Du lịch biển năm 2024 với chủ đề “Hà Tĩnh – Thanh âm ngày nắng mới”.

  • Người dân Cổ Loa mong sớm xây dựng đền thờ vua Ngô Quyền

    Người dân Cổ Loa mong sớm xây dựng đền thờ vua Ngô Quyền

    Sau chiến thắng quân xâm lược Nam Hán (năm 938) trên sông Bạch Đằng, Ngô Quyền xưng Vương và chọn đất Cổ Loa làm kinh đô, mở đầu cho kỷ nguyên mới của dân tộc sau gần 1000 năm Bắc thuộc. Mặc dù đóng đô ở Cổ Loa từ tiền Ngô Vương đến hậu Ngô Vương gồm 26 năm, nhưng đến nay vẫn chưa có một công trình tôn vinh Ngô Vương Quyền trên vùng đất Cổ Loa nơi ông dựng nghiệp và chọn làm kinh đô. Xây dựng đền thờ Ngô Quyền tại mảnh đất linh thiêng này là thỏa nỗi ước mong của các hậu thế.

Top