Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ ba, ngày 19 tháng 10 năm 2021 | 10:18

Sau bão dòng người đổ ra biển vớt "lộc trời" đông như trẩy hội

Bờ biển Lộc Hà (Hà Tĩnh) những ngày sau bão hàng trăm người dân nơi đây đổ về tấp nập như trẩy hội để tranh thủ cào, giã, nhặt hàng tấn sò mai trôi dạt vào bờ biển mặc gió rét, sóng lớn dữ dội.

Theo kinh nghiệm của người dân do thủy triều đổi dòng khiến lượng sò mai từ ngoài khơi cách bờ từ 5-10 hải lý trôi dạt vào khu vực ven biển xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà với số lượng lớn. Ước tính số sò trôi dạt vào bờ lên đến hàng tấn, kéo dài gần một km dọc theo bãi biển Lộc Hà. Biết được thông tin, hàng trăm người dân xã Thạch Kim và những vùng lân cận nhanh chóng đổ về bờ biển dầm mưa rét, sóng lớn để vớt lộc trời.

 

245109056_4796980450346962_146621680589236040_n.jpg
Mặc sóng to, mưa, rét người dân vẫn đổ ra biển để vớt sò mai

Để bắt được những con sò này một số người dùng tay nhặt những con trôi dạt vào bờ còn phần đông dân vùng biển sẽ dùng những dụng cụ chuyên dùng để đẩy, trục, vớt, kéo sò lên. Số lượng sò mai tấp vào bờ sau cơn bão số 8 ước tính lên đến hàng chục tấn. Ngoài sò mai người dân còn bắt được nhiều loài ốc và sò khác như sò lông, ngao…

Trao đổi với phóng viên Kinh tế nông thôn anh Nguyễn Hữu Thắng (trú tại xã Thạch Bằng – Thạch Hà) cho biết: Gia đình tôi bắt đầu đi vớt sò từ lúc 3h chiều. Mặc dù trời lạnh và sóng rất lớn nhưng gia đình tôi cũng cố gắng ra biển để bắt sò. Trước là để cải thiện bữa ăn, sau là bán kiếm thêm đồng chi tiêu.

 

245021076_394838275445647_904338434836731264_n.jpg
Anh Nguyễn Hữu Thắng bắt đầu đi vớt sò từ lúc 3h chiều.

Cùng tâm trạng hào hứng ông Nguyễn Quốc Lành, trú tại thôn Hòa Bình, xã Thịnh Lộc, huyện Thạch Hà cho biết: “Sau bão số 8 sò mai dạt vào bờ rất nhiều chứ bình thường không có. Tôi bắt đầu đi vớt sò từ lúc 1h chiều, sau gần 4 tiếng gia đình tôi vớt được hơn 2 tạ sò ”.

 

245095336_905362380417004_8674781720041389130_n.jpg
Ông Nguyễn Quốc Lành bắt đầu vớt từ lúc 1h chiều, sau 3 tiếng đồng hồ gia đình ông vớt được hơn 2 tạ sò mai.
img_0924.JPG
Những bao sò mai lớn được người dân bọc chắc chắn để chở về tách vỏ sau.
244791492_942614329679707_6520530093304625391_n.jpg
Sò mai sau khi tách vỏ có giá trị dinh dưỡng rất cao, chế biến thành nhiều món ngon hấp dẫn. 245553329_3106404902979795_2347948706826440908_n.jpg
Những xe sò lớn, nặng được người dân giằng buộc cẩn thận trước khi chở về.

Sò mai hay còn gọi là (sò biên mai) thân màu nâu vàng, to cỡ mu bàn tay... Được người dân bắt về dùng dao nhọn tách vỏ lấy ruột nhập cho nhà hàng, quán nhậu với mức giá từ 150 – 200.000/kg. Mỗi ngày việc vớt sò mai có thể mang lại thu nhập cho người dân nơi đây từ 700.000 - 1 triệu đồng. Ruột sò được chế biến thành nhiều món ăn  ngon, thực khách vô cùng ưa chuộng bởi độ hấp dẫn và giá trị dinh dưỡng cao như: sò mai nướng mỡ hành, sò mai xào sả ớt, sò mai nấu cháo…

 

 

Hoàng Hằng
Ý kiến bạn đọc
  • Hào hứng xem đua vỏ lãi ở cửa biển Sông Đốc

    Hào hứng xem đua vỏ lãi ở cửa biển Sông Đốc

    Hàng ngàn người đổ về thị trấn Sông Đốc (Trần Văn Thời - Cà Mau) để xem cuộc đua vỏ lãi kỳ thú. Thị trấn ven biển này cũng là nơi 70 năm trước diễn ra sự kiện tập kết ra Bắc lịch sử.

  • Dòng chảy tri thức - Hành trình tri thức không thể thiếu vắng hình bóng “Người lái đò”

    Dòng chảy tri thức - Hành trình tri thức không thể thiếu vắng hình bóng “Người lái đò”

    Hòa cùng không khí cả nước, chào mừng 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/1982 - 20/11/2024, tri ân sự đóng góp, hy sinh của thầy, cô giáo - những “Người lái đò” thầm lặng, đưa nhiều thế hệ học trò đến với bến bờ tri thức.

  • Thắp sáng ước mơ cho các em học sinh Làng Nủ

    Thắp sáng ước mơ cho các em học sinh Làng Nủ

    Trong tiết trời se lạnh đầu đông, nhưng ở trong Trường TH&THCS số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên - Lào Cai), không khí ấm áp và rộn ràng đang tràn ngập nơi đây. Những ngày tháng gian khó sau bão số 3 đã ở lại phía sau, nhường chỗ cho niềm vui và nụ cười rạng rỡ của các em học sinh. Bằng sự tận tụy, ân cần của thầy cô, nhà trường đã trở thành mái nhà thứ hai, nơi tràn đầy tình yêu thương và hy vọng.

Top