Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ ba, ngày 16 tháng 4 năm 2024  
Chủ nhật, ngày 18 tháng 11 năm 2018 | 18:50

Sẽ công khai trách nhiệm vụ đất rừng phòng hộ Sóc Sơn trước Tết

Tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thứ 7, HĐND thành phố khóa XV, lãnh đạo Hà Nội nhận trách nhiệm về các vi phạm đất đai tại Ba Vì, Sóc Sơn và cho biết kết luận thanh tra sẽ được công bố trước Tết.

Thành phố nhận sai sót

Những vấn đề dân sinh bức xúc được cử tri quận Hoàn Kiếm nêu ra tại buổi tiếp xúc là thực trạng quy hoạch, quản lý quy hoạch tại Thủ đô còn nhiều yếu kém, nhất là chung cư cao tầng mọc lên ồ ạt, trong khi việc cải tạo chung cư cũ lại diễn ra ì ạch, chậm chạp; sai phạm trong quản lý đất đai…

Theo các cử tri, thực trạng “thả phanh” cho chung cư cao tầng đang “bóp nghẹt” hạ tầng xã hội, hạ tầng giao thông; cuộc sống bất an của người dân trong những ngôi nhà xuống cấp nghiêm trọng…

tiepxuccutrihoankiem_oknt.jpg
Ông Nguyễn Đức Chung tại buổi tiếp xúc cử tri chiều 14/11. (Ảnh: Tin Tức).

 

Trả lời cử tri về vấn đề này, ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội cho biết, kế hoạch cải tạo lại chung cư cũ được khởi động từ năm 1996 và đến năm 1999 được tiến hành. Cho đến nay mới xây dựng và cải tạo được 14/1579 tòa nhà. Để cải tạo lại chung cư cũ chúng ta phải dảm bảo được lợi ích hài hòa giữa người dân, doanh nghiệp và nhà nước; đảm bảo tiêu chuẩn quy hoạch; và cần phải có nguồn lực.

Liên quan đến các sai phạm trong quản lý trật tự xây dựng tại rừng phòng hộ Sóc Sơn, quản lý đất đai tại huyện Ba Vì, người đứng đầu chính quyền thành phố Hà Nội khẳng định, sai phạm tại xã Yên Bài, huyện Ba Vì đã thanh tra, kiểm tra và xử lý kỷ luật lãnh đạo xã cũng như Phó Chủ tịch UBND huyện.

Về sai phạm tại rừng phòng hộ Sóc Sơn, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội nhận trách nhiệm về những vướng mắc, tồn tại. Bởi, trong thời gian dài có rất nhiều chính sách, giai đoạn khác nhau, nhưng khi lập quy hoạch chung (2009-2011), bộ phận quy hoạch vẫn đưa vùng quy hoạch dân cư vào khu vực rừng phòng hộ.

"Đây là vướng mắc và đã có kiến nghị của Thanh tra Chính phủ. Chúng tôi xin nhận trách nhiệm này và chúng tôi đã giao cho thanh tra thành phố thanh tra toàn diện việc sử dụng và xây dựng cũng như quá trình thực hiện kết luận của thanh tra chính phủ. Theo đúng hạn sẽ công bố trước Tết, nêu rõ trách nhiệm và công khai cho người dân", ông Nguyễn Đức Chung nói.

Ban hành quyết định cưỡng chế công trình vi phạm ở Minh Phú - Sóc Sơn 

Liên quan đến 18 trường hợp vi phạm trật tự xây dựng trên đất rừng phòng hộ ở thôn Lâm Trường, xã Minh Phú (Sóc Sơn - Hà Nội), theo lãnh đạo UBND xã Minh Phú, đến nay đã có 5 hộ tự tháo dỡ. Với những trường hợp vi phạm còn lại, UBND xã lập đoàn giải tỏa vi phạm trật tự xây dựng.

Cụ thể, Chủ tịch UBND xã Minh Phú đã ban hành quyết định về việc cưỡng chế phá dỡ công trình vi phạm trật tự xây dựng. Lãnh đạo xã giao cho ông Nguyễn Đức Tâm, Phó Chủ tịch UBND xã, ông Dương Văn Thức, Trưởng công an xã phối hợp, tổ quản lý trật tự xây dựng đô thị xã và các cơ quan liên quan khác tổ chức thi hành quyết định trong thời hạn 30 ngày.

Tiếp đó, UBND xã đã gửi quyết định này đến các hộ gia đình có trong danh sách công trình vi phạm trật tự xây dựng trên đất rừng.

 

sn2.jpg
Một trong số 18 công trình bị cho vào danh sách vi phạm ở xã Minh Phú. Ảnh Soha.vn

 

Trao đổi với PV, ông Nguyễn Đức Tâm, Phó Chủ tịch UBND xã Minh Phú (huyện Sóc Sơn)-cho biết, 5 hộ tự tháo dỡ phần vi phạm bao gồm nhà ở, nhà bảo vệ và lán tạm. Về việc cưỡng chế công trình vi phạm trong giai đoạn 1, ông Tâm cho hay, các hộ gia đình có ý kiến để các hộ tự tháo dỡ nên xã đang nghiên cứu.

"Bên cạnh đó, xã đang tiếp tục triển khai theo kế hoạch, song song vận động tuyên truyền. Nếu các hộ không tự nguyện tháo dỡ sẽ tiến hành cưỡng chế", ông Tâm nói.

Trước đó, UBND xã Minh Phú đã thực hiện đối thoại với đại diện 18 hộ gia đình trong danh sách bị cưỡng chế, giải tỏa do vi phạm quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn. Qua đó, ghi nhận những ý kiến kiến nghị đề xuất của người dân theo nhóm vấn đề.

UBND huyện Sóc Sơn đã ra văn bản chỉ đạo UBND xã Minh Phú phối hợp với các đơn vị chức năng xử lý dứt điểm vi phạm xây dựng trên đất rừng phòng hộ - đặc dụng trong tháng 11/2018.

Tại báo cáo số 537 về rà soát xây dựng trên đất lâm nghiệp tại xã Minh Phú (huyện Sóc Sơn), Ban quản lý rừng Phòng hộ - Đặc dụng Hà Nội đã thống kê 18 công trình xây dựng trái phép tại xã này.

Cần truy trách nhiệm của lãnh đạo, cán bộ BQL rừng Phòng hộ - Đặc dụng Hà Nội

Trên thực tế, hàng trăm héc ta rừng phòng hộ đáng ra phải là lá chắn, lá phổi xanh của Thành phố thì đến nay lá phổi ấy bị tổn thương nghiêm trọng dưới bàn tay của con người. Những đại gia, trong đó có cả những người có địa vị xã hội đã cố tình hủy hoại rừng, thay vào đó là những khu sinh thái, homestay nghỉ dưỡng, biệt thự nhà vườn sang trọng. Lợi ích của họ thì đã thấy rõ bởi việc kinh doanh dạng du lịch sinh thái, homestay nghỉ dưỡng đang là xu thế mang đến nguồn lợi nhuận cao.

Những khu sinh thái, homestay nghỉ dưỡng, biệt thự nhà vườn như: The Choai Villa Sóc Sơn; The Homie Sóc Sơn; The Moonlight Sóc Sơn; Khu sinh thái Thiên Phú Lâm – Sóc Sơn; Nhà bên rừng U-LESA; Trà hoa viên Sóc Sơn... đều nằm gần Ban Quản lý rừng Phòng hộ - Đặc dụng Hà Nội (đơn vị thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội). Chỉ cách khoảng gần 2km theo con đường bê tông trải dài từ Ban Quản lý rừng vào tới các khu nghỉ dưỡng trên là những hoạt động san đồi, xẻ núi, xây dựng diễn ra rầm rộ trong nhiều năm. Dư luận đang không hiểu với chức năng quản lý, bảo vệ và phát triển rừng thì lãnh đạo, cán bộ của Ban Quản lý rừng Phòng hộ - Đặc dụng Hà Nội đang làm gì khi hằng ngày rừng phòng hộ bị tàn phá? Theo chúng tôi được biết, Giám đốc Ban Quản lý rừng Phòng hộ - Đặc dụng Hà Nội trong nhiều năm qua là bà Nguyễn Thị Thu Hằng.

 

sn3.jpg
Bà Nguyễn Thị Thu Hằng - Giám đốc Ban quản lý rừng Phòng hộ - Đặc dụng Hà Nội.

 

Hiện nay, theo UBND huyện Sóc Sơn cho biết, huyện này đang quản lý khoảng hơn 2.000 héc ta rừng và Ban Quản lý rừng Phòng hộ - Đặc dụng Hà Nội cũng đang quản lý diện tích rừng tương tự. Như vậy, với hơn 2.000ha (thôn Lâm Trường, xã Minh Phú khoảng hơn 100 héc ta) rừng phòng hộ trong những năm qua, Ban Quản lý rừng Phòng hộ - Đặc dụng Hà Nội dường như đã không làm tròn trách nhiệm của mình, buông lỏng quản lý, có dấu hiệu tiếp tay cho phá rừng. Sự phối hợp giữa Ban Quản lý rừng với các đơn vị khác trong việc bảo vệ rừng cũng bộc lộ nhiều yếu kém.

Như vậy có thể thấy rằng trách nhiệm trong công tác thực hiện quản lý, bảo vệ và phát triển rừng của Ban quản lý rừng Phòng hộ - Đặc dụng Hà Nội đang đi thụt lùi. Để xảy ra hàng loạt các công trình vi phạm trật tự xây dựng, xây dựng trái phép trên đất rừng phòng hộ, hủy hoại môi trường rừng thì với vai trò lãnh đạo Ban quản lý rừng Phòng hộ - Đặc dụng Hà Nội, bà Nguyễn Thị Thu Hằng liệu có thoát được trách nhiệm này?

Nhiều cá nhân tiến hành sử dụng đất sai mục đích, vi phạm trật tự xây dựng, phá rừng phòng hộ tại khu vực thôn Lâm Trường, xã Minh Phú đã diễn ra nhiều năm qua nhưng những gì Ban Quản lý rừng Phòng hộ - Đặc dụng Hà Nội làm được chỉ là trên giấy tờ mà không có biện pháp quyết liệt để ngăn chặn. Cụ thể, vào ngày 12/12/2017, Ban Quản lý rừng Phòng hộ - Đặc dụng Hà Nội có mời nhiều chủ hộ đang quản lý, sử dụng diện tích đất rừng phòng hộ tại thôn Lâm Trường để tiến hành “giải quyết về viêc xây dựng trên đất lâm nghiệp do Ban quản lý rừng Phòng hộ - Đặc dụng Hà Nội quản lý và làm bản cam kết tự nguyện tháo dỡ công trình vi phạm trên đất lâm nghiệp” do ông Lê Văn Sơn – Phó Giám đốc Ban quản lý rừng Phòng hộ - Đặc dụng Hà Nội chủ trì. Thời điểm này đã có 10 chủ hộ - chủ sở hữu của những công trình vi phạm trên đất rừng phòng hộ.

Tuy nhiên, đến tháng 9/2018 con số này đã lên tới 18 trường hợp lấn  chiếm rừng phòng hộ, theo tài liệu mà phóng viên thu thập 18 hộ này gồm: bà Đào Thị Thanh Thủy (1.803m2); ông Lê Minh Khôi và bà Nguyễn Thị Tâm (1.813m2); bà Lê Quỳnh Trang (1.260m2); bà Vũ Thị Hải (3.849m2); bà Vũ Thị Huệ (1.809m2); bà Nguyễn Hồng Thủy (1.813m2), ông Hoàng Vượng; bà Nguyễn Thị Tuyết (3.118m2); bà Trần Thị Kim (3.350m2); bà Trần Hồng Hạnh – con bà Ngô Thị Hòa (1.095m2); ông Lê Xuân Long (3.251m2); bà Lâm Thị Minh Phúc; bà Tạ Phạm Bích Thủy (5.080m2); ông Phạm Mạnh Hà (1.290m2); ông Đỗ Việt Hùng - anh trai ông Đỗ Việt Anh (1.290m2); ông Phạm Đức Thắng - con ông Trần Đình Nhường (1.080m2); bà Nguyễn Thị Thu (1.080m2); ông Ngô Văn Cam. Các hộ vi phạm đều thuộc khu vực khoảnh 11 và 12 (theo quy hoạch rừng năm 2008) trên địa giới hành chính xã Minh Phú.

 

 

 

PV (tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
  • “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    Với 28 lần hiến máu nhân đạo, trình dược viên Từ Thị Tuyên (SN 1989), xã Thạch Thắng, Thạch Hà (Hà Tĩnh) đã trở thành tấm gương sáng trong các hoạt động an sinh xã hội, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng…

  • PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    Với tinh thần tương thân tương ái, vừa qua, Đoàn Thanh niên Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã tổ chức chương trình từ thiện “Xuân tình nguyện 2024” để thăm hỏi, động viên và trao quà đến các em học sinh nghèo, các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại xã Nậm Chảy, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai. Đây là hoạt động hưởng ứng tinh thần Tháng Thanh niên và Năm Thanh niên tình nguyện của tuổi trẻ PVcomBank.

  • Thanh Hóa: Hỗ trợ gạo cho đồng bào dân tộc, miền núi để bảo vệ, chăm sóc rừng

    Thanh Hóa: Hỗ trợ gạo cho đồng bào dân tộc, miền núi để bảo vệ, chăm sóc rừng

    Mới đây, Tổng cục Dự trữ Nhà nước đã quyết định xuất hơn 1.266,829 tấn gạo để hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số tại các huyện miền núi Thanh Hóa đã có thành tích tốt trong công tác chăm sóc, bảo vệ và phát triển rừng.

Top