Chiều 27/10, Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An vừa có văn bản hướng dẫn việc tổ chức dạy và học, đồng thời yêu cầu các đơn vị triển khai các biện pháp để phòng, chống dịch Covid – 19.
Theo đó, tiếp tục rà soát các điều kiện để tổ chức dạy, học trực tiếp đảm bảo an toàn tại các cơ sở giáo dục; đối với các cơ sở giáo dục đang được trưng dụng làm khu cách ly tập trung phục vụ công tác phòng, chống dịch, sau khi được địa phương bàn giao cần nhanh chóng sửa chữa, hoàn thiện, khử khuẩn để sẵn sàng đón học sinh đi học trực tiếp trở lại; tiếp tục rà soát, thống kê tình hình đội ngũ giáo viên, nhân viên và học sinh bị ảnh hưởng của dịch bệnh; bổ sung cơ sở vật chất theo yêu cầu an toàn trường học trong tình hình mới.
Sở đề nghị các địa phương căn cứ phân loại cấp độ dịch theo từng địa bàn để tham mưu Ban chỉ đạo phòng, chống dịch cấp huyện, thành phố, thị xã quyết định tổ chức hoạt động dạy học; khu vực nào kiểm soát được dịch thì chủ động cho học sinh trở lại trường học tập.
Đối với địa bàn được xác định cấp độ 1 và cấp độ 2 (nguy cơ thấp và nguy cơ trung bình): tổ chức dạy trực tiếp; củng cố các điều kiện hạ tầng công nghệ thông tin, trang thiết bị, phương tiện để sẵn sàng chuyển sang hình thức dạy học trực tuyến và các hình thức khác phù hợp với địa bàn và tình hình diễn biến phức tạp của dịch Covid-19.
Đối với các địa bàn được xác định dịch ở cấp độ 3 (nguy cơ cao): Tổ chức dạy học trực tiếp (đối với những trường đảm bảo điều kiện 3 tại chỗ: ăn, ở, dạy và học tập tập trung) kết hợp dạy học trực tuyến, giao bài tự học... Ngoài ra, căn cứ điều kiện thực tế, cơ sở giáo dục tham mưu Ban chỉ đạo phòng, chống dịch các huyện, thành phố, thị xã ra quyết định kế hoạch dạy học phù hợp cho từng lớp, khối lớp. Trong đó, với cấp học phổ thông, ưu tiên dạy trực tiếp các lớp 1, lớp 2, lớp 6, lớp 9 và lớp 12, bảo đảm giãn cách phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất và các điều kiện an toàn trong công tác phòng, chống dịch.
Đối với các địa bàn được xác định cấp độ 4 (nguy cơ rất cao): Căn cứ vào tình hình thực tế và tiến độ triển khai năm học tại địa phương để tổ chức hình thức dạy học trực tuyến, giao bài tự học… với cấp học mầm non và phổ thông. Ngoài ra, phối hợp với phụ huynh để hướng dẫn học sinh sử dụng hiệu quả, an toàn các thiết bị phục vụ học trực tuyến theo hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo và có phương án chuyển tài liệu học tập đến những học sinh còn thiếu thiết bị học tập trực tuyến.
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.