Trưa 27/4, ông Huỳnh Ngọc Nhã, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Sóc Trăng, cho biết: UBND tỉnh Sóc Trăng đã quyết định công bố tình huống khẩn cấp sạt lở bờ sông nguy hiểm trên địa bàn huyện Cù Lao Dung.
Cụ thể, khu vực sạt lở bờ sông Hậu thuộc địa bàn xã An Thạnh Đông và xã Đại Ân 1, huyện Cù Lao Dung.
Trước đó, qua khảo sát cho thấy, khu vực này có trên 30 điểm sạt lở bờ sông nghiêm trọng lấn sát chân đê bao Tả, Hữu. Tổng chiều dài sạt lở hơn 1.500m. Đặc biệt, trên các đoạn sạt lở này có khoảng 300 hộ dân đang sinh sống và trên 300.000m2 nuôi thủy sản, 400ha cây ăn trái, hoa màu.
Huyện Cù Lao Dung nhận định, trước diễn biến bất thường của thời tiết cực đoan như hiện nay, nếu không gia cố kịp thời sẽ ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của người dân trong khu vực.
UBND tỉnh Sóc Trăng chỉ đạo Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh có trách nhiệm thường xuyên cập nhật, báo cáo tình hình, diễn biến sạt lở và tiến độ khắc phục khẩn cấp sạt lở để theo dõi, chỉ đạo, xử lý kịp thời. Cùng với đó, UBND huyện Cù Lao Dung có trách nhiệm chủ trì, phối hợp Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Tài nguyên và Môi trường triển khai cắm biển cảnh báo, khoanh vùng sạt lở bờ sông để cảnh báo khu vực sạt lở nguy hiểm. Đồng thời, tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến tình trạng sạt lở bờ sông, khu vực sạt lở nguy hiểm và khu vực có nguy cơ sạt lở; vận động nhân dân di dời đến nơi ở khác (đối với các nhà có nguy cơ sập, lún), đối với các nhà liền kề thì khẩn trương di dời vật dụng, không để người già và trẻ em ngủ lại vào ban đêm. Tăng cường việc khắc phục, hạn chế thấp nhất thiệt hại về tài sản, đảm bảo an toàn tính mạng của nhân dân, chuẩn bị phương án sẵn sàng huy động lực lượng, vật tư, phương tiện để hỗ trợ nhân dân di dời và ứng cứu khi có tình huống xấu xảy ra. Phối hợp Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh, Chi cục Phát triển nông thôn để hỗ trợ chính sách cho các hộ bị sạt lở, phải di dời nhà ở theo quy định. Thường xuyên theo dõi mọi diễn biến, nắm bắt tình hình, kịp thời tổng hợp đầy đủ thông tin, báo cáo UBND tỉnh (thông qua Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh) để kịp thời xử lý các tình huống cấp bách.
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.