Chiều nay, 24/4, UBND tỉnh Sóc Trăng phối hợp Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông quân đội Viettel tổ chức lễ khai trương mạng 5G tại tỉnh Sóc Trăng.
Sự kiện khai trương mạng 5G tại Sóc Trăng mang ý nghĩa rất quan trọng, là một trong những hoạt động thiết thực chào mừng lễ kỷ niệm 30 năm tái lập tỉnh Sóc Trăng (4/1992-4/2022) và công bố thành phố Sóc Trăng là đô thị loại 2 thuộc tỉnh.
Bà Hồ Thị Cẩm Đào, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy Sóc Trăng, cho biết: Dù còn nhiều khó khăn về nguồn lực đầu tư và nhân lực công nghệ thông tin, nhưng tỉnh Sóc Trăng đã từng bước chủ động thực hiện lộ trình xây dựng chính quyền điện tử theo nhiều giai đoạn.
Theo đó, mục tiêu đến năm 2030, tỉnh Sóc Trăng đổi mới căn bản toàn diện về hoạt động quản lý điều hành, để bộ máy chính quyền tỉnh Sóc Trăng hoạt động hiệu quả, hiệu lực hơn, minh bạch hơn, phát triển kinh tế dựa trên khoa học công nghệ, nguồn lực chất lượng cao và tạo ra những giá trị giúp tăng năng suất lao động, tạo động lực tăng trưởng mới, nhằm góp phần hiện thực hóa mục tiêu đến năm 2030 thu nhập bình quân đầu người bằng bình quân khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Thượng tá Phạm Trí Dũng, Giám đốc Viettel chi nhánh Sóc Trăng, cho biết: Tỉnh ủy Sóc Trăng đã cấp phép cho Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông quân đội Viettel tại Sóc Trăng triển khai thử nghiệm 5G, nhằm nâng cao chất lượng vùng phủ sóng thông tin di động góp phần thúc đẩy chuyển đổi số, phát triển đô thị thông minh, phát triển hạ tầng viễn thông phục vụ nhu cầu người dân và phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng. Sau 2 tháng triển khai, Viettel đã hoàn thành xây dựng xong mạng 5G, đưa Sóc Trăng trở thành tỉnh thứ 17 trong cả nước và là một trong những tỉnh đầu tiên khu vực phía Nam phủ sóng 5G.
Việc khai trương chính thức dịch vụ 5G tại Sóc Trăng là bước khởi đầu cho quá trình đầu tư phổ cập dịch vụ này tại Sóc Trăng trong thời gian tới, đây cũng là bước đi quan trọng của Viettel trong việc đẩy nhanh tiến độ xây dựng hạ tầng tạo môi trường số, kinh doanh số tại tỉnh Sóc Trăng.
Cũng trong ngày 24/4, UBND thành phố Sóc Trăng đã chính thức khai trương Trung tâm điều hành đô thị thông minh (IOC) do Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông quân đội Viettel phối hợp thực hiện. Trung tâm Điều hành đô thị thông minh được đặt tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của UBND thành phố. Trung tâm được xem là “Bộ não điều hành số” bao gồm: hệ thống màn hình ghép, thiết bị văn phòng chuyên dụng, lắp đặt hệ thống camera giám sát an ninh, hệ thống phòng họp thông minh, nhằm đáp ứng công tác điều hành giám sát chỉ tiêu kinh tế - xã hội; chỉ tiêu báo cáo thống kê; giám sát hiệu quả hoạt động của chính quyền; giám sát quản lý, sử dụng đất đai, vệ sinh môi trường; giám sát điều hành an ninh trật tự công cộng, an toàn giao thông; tương tác, giao tiếp phục vụ công dân; giám sát chất lượng môi trường; giám sát, điều hành lĩnh vực y tế, giáo dục, du lịch, dữ liệu hành chính công giúp thống kê, báo cáo kết quả thực hiện công tác giải quyết thủ tục hành chính của thành phố và cơ sở.
Bên cạnh đó, Trung tâm Điều hành đô thị thông minh còn mang ý nghĩa đặc biệt trong việc tăng tính tương tác 2 chiều khi người dân có thể gửi ý kiến góp ý, thông báo hoặc phản ánh cho các cơ quan nhà nước về các sự cố, vấn đề liên quan đến giao thông, an ninh, hạ tầng kỹ thuật… Điều này giúp cho công tác điều hành và xử lý công việc được diễn ra minh bạch, nhanh chóng và hiệu quả để hướng tới hiện thực hóa mục tiêu xây dựng thành công đô thị thông minh, chính quyền điện tử hướng đến chính quyền số, nền kinh tế số, xã hội số.
Ông Nguyễn Văn Quận, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Sóc Trăng, cho biết: Dự án Trung tâm điều hành đô thị thông minh là một trong những công trình trọng điểm có ý nghĩa rất quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố Sóc Trăng. Việc đưa vào hoạt động Trung tâm Điều hành đô thị thông minh được xem là một dấu mốc mới trong giai đoạn xây dựng chính quyền điện tử, đô thị thông minh, đóng vai trò hỗ trợ công tác giám sát và điều hành hệ thống thông tin báo cáo quốc gia, góp phần đẩy nhanh hiệu quả chuyển đổi số của chính quyền và các lĩnh vực của đời sống. Trong thời gian tới, các cơ quan có liên quan tiếp tục nghiên cứu, bổ sung, hoàn thiện các lĩnh vực phục vụ giám sát, điều hành chuyển đổi số trên cả 3 trụ cột: chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.
Khi chính thức triển khai vận hành, trung tâm có chức năng tích hợp, phân tích các thông tin dữ liệu vào các hệ thống sẵn có cùng các phần mềm điều khiển trung tâm nhằm đáp ứng công tác điều hành, giám sát các chỉ tiêu kinh tế-xã hội, chỉ tiêu báo cáo thống kê, giám sát hiệu quả hoạt động của chính quyền, giám sát quản lý, sử dụng đất đai, vệ sinh môi trường, an toàn giao thông, giám sát điều hành an ninh trật tự công cộng, tương tác, giao tiếp phục vụ công dân,…
Bên cạnh đó, Trung tâm điều hành đô thị thông minh còn có ý nghĩa đặc biệt trong việc tăng tính tương tác 2 chiều khi người dân có thể gửi ý kiến góp ý, thông báo hoặc phản ánh cho các cơ quan Nhà nước về các sự cố, vấn đề liên quan đến giao thông, an ninh, hạ tầng kỹ thuật…
Điều này giúp cho công tác điều hành và xử lý công việc được diễn ra minh bạch, nhanh chóng và hiệu quả, hướng tới hiện thực hóa mục tiêu xây dựng thành công đô thị thông minh, đưa Thành phố Sóc Trăng trở thành một trong những địa phương đi đầu về chuyển đổi số.
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.