Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 25 tháng 4 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 20 tháng 8 năm 2021 | 22:52

Sơn La xuất khẩu 10 tấn thanh long ruột đỏ sang Liên bang Nga

Ngày 20/8, tại xã Phổng Lái, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La đã diễn ra lễ thu hái và xuất khẩu 10 tấn thanh long ruột đỏ sang thị trường Liên bang Nga năm 2021.

 

thanh-long.jpg
 Lễ xuất khẩu 10 tấn thanh long ruột đỏ của xã Phổng Lái (Thuận Châu - Sơn La) sang thị trường Liên bang Nga. 

 

Thuận Châu là một trong những địa phương của tỉnh Sơn La thực hiện chủ trương phát triển cây ăn quả chất lượng cao. Những năm qua, huyện Thuận Châu đã phát triển được 3.600 ha cây ăn quả các loại; trong đó, có 50 ha trồng thanh long ruột đỏ với 40 ha đã cho thu hoạch, tổng sản lượng năm 2021 ước đạt 440 tấn.

Từ năm 2010, cây thanh long ruột đỏ được trồng thử nghiệm tại tỉnh Sơn La, có khả năng thích nghi, phát triển tốt, phù hợp với điều kiện khí hậu, đất đai. Đây cũng là cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao và dần thay thế diện tích trồng ngô, sắn kém hiệu quả. 

thanh-long2.jpg
Thu hoạch thanh long ruột đỏ tại xã Phổng Lái (Thuận Châu - Sơn La). 

 

Là một trong những hộ tiên phong trồng thanh long ruột đỏ và có sản phẩm thanh long được chọn xuất khẩu, ông Trần Văn Đồng ở bản Tiên Hưng, xã Phổng Lái chia sẻ, từ khi gia đình ông chuyển đổi cây trồng kém hiệu quả sang trồng thanh long, ông thấy chi phí đầu tư ít hơn mà giá trị kinh tế hiệu quả cao hơn và đầu ra lại ổn định. Do đó, gia đình ông rất yên tâm và đang tiếp tục đầu tư mở rộng diện tích trồng thanh long.

Theo kế hoạch, giai đoạn 2021-2025, huyện Thuận Châu sẽ phát triển thêm diện tích thanh long ruột đỏ lên từ 150-200 ha. Sản phẩm quả thanh long trồng trên địa bàn huyện Thuận Châu có kích thước đồng đều, mẫu mã đẹp, chất lượng đảm bảo, an toàn, trọng lượng đạt từ 500-800 gram/quả và được người tiêu dùng ưa chuộng.  

Ông Nguyễn Xuân Hoàng, Phó Chủ tịch UBND huyện Thuận Châu cho biết, để triển khai đồng bộ các giải pháp đảm bảo sản xuất, chế biến, tiêu thụ hàng hóa nông sản thích ứng với thị trường đang bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, địa phương đã tìm kiếm, kết nối với các doanh nghiệp tiêu thụ tại thị trường trong nước và tham gia xuất khẩu.

Đồng thời, huyện cũng tạo điều kiện để các doanh nghiệp, hợp tác xã có điều kiện gặp gỡ, tìm hiểu và ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm hàng hóa nông sản với các doanh nghiệp, nhà phân phối tại thị trường trong và ngoài nước.

Việc xuất khẩu thanh long ruột đỏ của huyện Thuận Châu sang thị trường Liên bang Nga sẽ góp phần nâng cao giá trị, ổn định đầu ra và giúp người nông dân yên tâm sản xuất. Từ đó, tạo đà thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Sơn La nói chung và huyện vùng cao Thuận Châu nói riêng.      

 

 

Quang Quyết /TTXVN
Ý kiến bạn đọc
  • Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Theo vòng quay của thời gian, lại một tháng Tư nữa lại về! Tháng Tư về, nhiều khoảnh khắc thiên nhiên tươi đẹp đọng lại trong mỗi người khi mùa Xuân sắp qua đi, nhường chỗ cho mùa Hè tràn ngập ánh vàng lấp lánh của nắng, sắc trắng mong manh của hoa loa kèn có mặt ở mọi nẻo đường, nhiều góc phố Thủ đô yêu dấu.

  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

Top