Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ ba, ngày 11 tháng 2 năm 2020 | 13:52

Tách nhập xã, huyện liên quan đến “xếp ghế” nên tâm tư là đương nhiên

“Tách ra thì có thêm ghế, nhập vào thì người thế này, người thế khác nên tâm tư là lẽ đương nhiên” – Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nói.

Sau hai buổi làm việc, sáng nay (11/2), Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trong giai đoạn 2019-2021 và thành lập một số đơn vị hành chính đô thị của 6 tỉnh, thành phố: Thái Bình, Lào Cai, Hà Nội, Cần Thơ, Khánh Hòa và Cao Bằng.

 

them 6 tinh sap xep xa huyen, ca nuoc giam 550 don vi hanh chinh hinh 1
Phiên họp thứ 42 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội

 

Thêm 6 tỉnh sắp xếp xã huyện, cả nước giảm 550 đơn vị hành chính

Theo đề án, sau khi thực hiện sắp xếp tại 6 tỉnh, thành phố trên sẽ giảm được tổng số 2 đơn vị hành chính cấp huyện và 44 đơn vị hành chính cấp xã.

Theo đó, tỉnh Thái Bình thực hiện sắp xếp 47 đơn vị cấp xã. Sau khi thực hiện sắp xếp, số lượng đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Thái Bình từ 286 đơn vị giảm xuống còn 260 đơn vị (giảm 26 đơn vị).

Tỉnh Lào Cai sắp xếp 19 đơn vị cấp xã. Mở rộng thành phố Lào Cai, điều chỉnh đơn vị hành chính 7 xã, phường của thành phố Lào Cai để thành lập mới 7 xã, phường. Mở rộng thị trấn Bát Xát thuộc huyện Bát Xát. Thành lập thị trấn Si Ma Cai trên cơ sở toàn bộ 15,01 km² diện tích tự nhiên và dân số  5.652 người của xã Si Ma Cai thuộc huyện Si Ma Cai.

Sau sắp xếp, số lượng đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Lào Cai từ 162 đơn vị giảm xuống còn 152 đơn vị (giảm 10 đơn vị). Trước đó, khi thành lập thị xã Sa Pa (tháng 9/2019) cũng đã giảm được 2 đơn vị hành chính cấp xã.

TP Hà Nội thực hiện sắp xếp 10 xã, đưa số lượng đơn vị hành chính cấp xã của thành phố từ 584 giảm xuống còn 579 đơn vị (giảm 5 đơn vị).

TP Cần Thơ sắp xếp 3 đơn vị cấp xã. Qua đó đưa số lượng đơn vị hành chính cấp xã của địa phương này từ 85 đơn vị giảm xuống còn 83 đơn vị (giảm 2 đơn vị).

Với tỉnh Khánh Hoà sau khi sắp xếp, từ 140 đơn vị giảm xuống còn 139 đơn vị.

Tỉnh Cao Bằng sắp xếp 4 đơn vị hành chính cấp huyện (nhập huyện Trà Lĩnh và huyện Trùng Khánh; nhập huyện Phục Hòa và huyện Quảng Uyên).

Nghị quyết có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/3/2020 để các cơ quan, tổ chức và địa phương kịp thời kiện toàn tổ chức, thay đổi con dấu và các điều kiện cần thiết khác cho hoạt động của đơn vị hành chính mới được thành lập.

Như vậy, tính đến thời điểm này, Chính phủ đã cơ bản hoàn thành việc trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định Đề án sắp xếp đơn vị hành chính của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Qua việc sắp xếp cấp huyện, cấp xã tại 44/45 tỉnh, thành phố (thành phố Hồ Chí Minh chưa trình Đề án), trên cả nước giảm được 6 đơn vị cấp huyện và 544 đơn vị cấp xã.

Tâm tư khi sắp xếp là lẽ đương nhiên

Một trong những nội dung được thảo luận nhiều là việc sắp xếp 4 đơn vị hành chính cấp huyện (nhập huyện Trà Lĩnh và huyện Trùng Khánh; nhập huyện Phục Hòa và huyện Quảng Uyên).

Báo cáo tại phiên làm việc sáng nay, Bí thư Tỉnh uỷ Cao Bằng Lại Xuân Môn nhấn mạnh địa phương đã thực hiện nghiêm túc các nghị quyết của Trung ương, của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và Chính phủ, qua đó giảm 38 xã và cả nghìn thôn xóm.

Nhấn mạnh quy trình thực hiện xây dựng đề án, ông Lại Xuân Môn cho biết đã lập đoàn đi tham quan, học tập ở Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An. Qua đó rút kinh nghiệm khi thực hiện nên đạt sự đồng thuận rất cao, trên 90%.

Để có kết quả trên, Cao Bằng thành lập Ban Chỉ đạo, dưới đó là 5 tổ: Tuyên truyền vận động, Sắp xếp đơn vị hành chính, Giải quyết đơn thư khiếu nại, Sắp xếp tổ chức bộ máy cán bộ và Cơ sở vật chất như trụ sở, kinh phí.

“Như vậy triển khai rất công khai, minh bạch, khách quan, vô tư, khoa học và đúng pháp luật” – Bí thư Tỉnh uỷ Cao Bằng nói và cho biết thêm, sau 6 tháng triển khai nhưng Thường vụ Tỉnh uỷ chưa nhận được ý kiến nào không đồng thuận hay có vấn đề.

 

them 6 tinh sap xep xa huyen, ca nuoc giam 550 don vi hanh chinh hinh 2
Bí thư Tỉnh uỷ Cao Bằng Lại Xuân Môn

 

“Đặt vấn đề sáp nhập có băn khoăn không? Đương nhiên có băn khoăn, thậm chí quá băn khoăn. Đang như thế này lại sáp nhập, có người tăng chức, có người xuống chức, đang ở gần lại đi xa... Thường vụ Tỉnh ủy đã đưa ra kịch bản giải quyết tất cả khó khăn và đồng thuận rất cao” – ông Lại Xuân Môn đặt vấn đề và khẳng định khó khăn do sáp nhập chỉ là trước mắt, còn thuận lợi là cơ bản, lâu dài.

Phát biểu về nội dung này, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng vấn đề của Cao Bằng đã rõ hơn sau khi Bộ Nội vụ và nhiều bộ ngành cũng như tỉnh Cao Bằng giải trình thêm trong sáng nay.

“Ngoài tiêu chí như diện tích tự nhiên, dân số ta phải tính tới yếu tố quốc phòng an ninh, truyền thống văn hóa lịch sử, tâm tư tình cảm của nhân dân và vấn đề sau khi nhập rồi thì triển vọng phát triển kinh tế, chăm lo đời sống nhân dân thế nào. Cái này mới là quan trọng. Hôm qua, không ai hiểu Cao Bằng hơn nhân dân, lãnh đạo Cao Bằng” – bà Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh.

Về việc sáp nhập Trà Lĩnh với Trùng Khánh và Phục Hòa với Quảng Uyên, theo Bí thư Tỉnh ủy Cao Bằng Lại Xuân Môn được Tỉnh uỷ, HĐND và cử tri đồng thuận; cho rằng sắp xếp theo hướng này sẽ phát triển kinh tế tốt hơn, phòng thủ quốc phòng tốt và an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo.

“Tách ra thì có thêm ghế, nhập vào thì người thế này, người thế khác nên tâm tư là lẽ đương nhiên” – Chủ tịch Quốc hội nói và cũng lưu ý dù Đại hội Đảng sắp diễn ra, các địa phương cần ổn định để triển khai nhiệm vụ nhưng không phải vì thế mà Uỷ ban Thường vụ Quốc hội quyết một cách thiếu cơ sở. Và bà Nguyễn Thị Kim Ngân bày tỏ tin tưởng cơ sở giải trình của tỉnh Cao Bằng, của Chính phủ và cơ quan thẩm tra nên đồng ý theo phương án được trình.

Kết quả biểu quyết cũng cho thấy 100% thành viên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội có mặt cũng đồng ý thông qua đề án của Cao Bằng.

 

 

Ý kiến bạn đọc
  • “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.

  • “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.

  • Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.

Top