Năm 2017, năm thứ hai liên tiếp, Tập đoàn Tân Hiệp Phát tiếp tục mang những “Nhịp cầu ước mơ” đến với bà con các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.
Đây là chương trình có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, góp phần xóa bỏ những chiếc cầu tre, cầu khỉ không an toàn, tiềm ẩn nhiều rủi ro cho người dân vùng sông nước. Tổng kinh phí Tập đoàn tài trợ xây cầu từ năm 2016 đến nay ước tính khoảng gần 30 tỷ đồng.
Chương trình “Nhịp cầu ước mơ” là sáng kiến xây dựng cầu dây văng dành cho các xã nghèo ở vùng sâu vùng xa thuộc các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, vùng đồng bằng thấp và ngập nước, gắn liền với sông nước và kênh rạch, mật độ dân cư đông và cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được nhu cầu đi lại của người dân, đặc biệt là học sinh, sinh viên.
Cầu 13 xã Kiên Bình, huyện Kiên Lương đã xuống cấp nghiêm trọng, người dân qua lại thường xuyên gặp tai nạn đặc biệt là mùa mưa.
Đây là chương trình có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, đã và đang giải quyết nhu cầu đi lại, buôn bán giao thương cho hàng trăm ngàn người dân sinh sống tại địa bàn, đồng thời góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của các tỉnh thuộc Đồng bằng Sông Cửu Long. Từ khi triển khai tới nay, chương trình đã xây dựng và bàn giao tổng số 12 cây cầu.
Đại diện Tân Hiệp Phát, chia sẻ “Trách nhiệm đối với cộng đồng và xã hội là một trong những giá trị cốt lõi, là triết lý trong văn hóa kinh doanh của tập đoàn Tân Hiệp Phát. Chúng tôi truyền triết lý đó trong từng suy nghĩ, hành động của lãnh đạo và mỗi nhân viên Tập đoàn. Ý tưởng xây dựng các cây cầu cho các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long để hỗ trợ người dân thuận thiện đi lại đã được chúng tôi ấp ủ tâm huyết trong nhiều năm. Cuối năm 2015, khi điều kiện chín muồi, chúng tôi mới bắt đầu thực hiện. Trong năm 2017, chúng tôi dự kiến triển khai xây 12 cây cầu mới ở những vùng khó khăn – nơi mà sự giúp đỡ của chúng tôi mang lại ý nghĩa thiết thực nhất”.
Khảo sát địa điểm xây cầu tại xã Hoà Điền, huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang
“Nhịp cầu ước mơ” là một trong số nhiều chương trình thể hiện trách nhiệm xã hội mà tập đoàn Tân Hiệp Phát tham gia và tham gia từ giai đoạn đề xuất giải pháp.
Trong tháng 6 vừa qua, Tập đoàn Tân Hiệp Phát đã phối hợp với đại diện chính quyền địa phương các tỉnh Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau tiến hành khảo sát thực tế nhu cầu giao thương, đi lại trên địa bàn để lựa chọn điểm đến tiếp theo của chương trình “ Nhịp cầu ước mơ”. Tại các tỉnh miền Tây Nam Bộ, chương trình “Nhịp cầu ước mơ” dự kiến sẽ xây dựng các cây cầu dây văng, với chiều dài từ 30m – 40m, chiều rộng 2.5m, có trọng tải 2.8 tấn từ ấp qua xã, từ xã qua xã, từ huyện qua huyện. Dự kiến sau khi hoàn thành sẽ đáp ứng khoảng hơn 18.000 lượt người qua lại và vận chuyển hàng hóa.
Cây cầu trên ấp Bình Thành, xã Vĩnh Bình Nam, huyện Vĩnh Thuận đã hư hỏng nặng, người dân qua lại thường xuyên gặp tại nạn, cả người và phương tiện đều rơi xuống kênh.
Tại mỗi địa phương, 2 xã có khó khăn về cây cầu đi lại sẽ được lựa chọn tham gia các trò chơi vận động để có thể giành quyền sở hữu cây cầu dây văng trị giá khoảng 700 triệu đồng. Xã thua cuộc sẽ nhận được phần thưởng 50 triệu đồng vào Quỹ Hỗ trợ người nghèo của xã.
Tại tỉnh Kiên Giang, chương trình “Nhịp Cầu Ước Mơ” đã đến khảo sát các địa điểm tại hai xã Hoà Điền, xã Kiên Bình thuộc huyện Kiên Lương và xã Vĩnh Bình Nam, xã Vĩnh Phong thuộc huyện Vĩnh Thuận.
PV
Trong tiết trời se lạnh đầu đông, nhưng ở trong Trường TH&THCS số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên - Lào Cai), không khí ấm áp và rộn ràng đang tràn ngập nơi đây. Những ngày tháng gian khó sau bão số 3 đã ở lại phía sau, nhường chỗ cho niềm vui và nụ cười rạng rỡ của các em học sinh. Bằng sự tận tụy, ân cần của thầy cô, nhà trường đã trở thành mái nhà thứ hai, nơi tràn đầy tình yêu thương và hy vọng.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.