Ngày 30/6, Bộ TT&TT đã tổ chức Hội nghị cung cấp thông tin cho báo chí về hội nhập quốc tế và UNESCO.
Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ TT&TT Hoàng Vĩnh Bảo cho biết, việc cung cấp thông tin cho báo chí về Hội nhập Quốc tế và UNESCO thường xuyên là việc vô cùng quan trọng. Ông cũng lưu ý báo chí cần xông xáo trong việc tìm hiểu và tiếp nhận những thông tin này.
Thứ trưởng bày tỏ mong muốn, Hội nghị hôm nay là cơ hội để các phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo chí và đại diện các Bộ, ngành liên quan gặp gỡ, giao lưu và cùng trao đổi về cơ chế cung cấp và chia sẻ thông tin nhằm góp phần tăng cường hiệu quả, làm tốt hơn nữa công tác thông tin, tuyên truyền, nâng cao hiểu biết và nhận thức về hội nhập, về Cộng đồng chung ASEAN, về các chủ đề quan tâm của UNESCO của người dân trên cả nước.
Ông Đỗ Việt Hùng, Vụ trưởng Vụ Các tổ chức quốc tế (Bộ Ngoại giao) cho biết, trong 6 tháng đầu năm, Việt Nam cũng như Hội đồng bảo an phải đứng trước thách thức là đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, chúng ta vẫn hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ trong vai trò Ủy viên không thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc và Chủ tịch Hội đồng bảo an.
Trên cương vị Chủ tịch Hội đồng bảo an, ta đã có sáng kiến tổ chức 2 sự kiện quan trọng thu hút sự quan tâm của Liên hợp quốc, cộng đồng quốc tế và tạo dấu ấn của Việt Nam tại Hội đồng bảo an, gồm: Thảo luận mở của Hội đồng bảo an với chủ đề "Thúc đẩy tuân thủ Hiến chương Liên hợp quốc trong duy trì hòa bình và an ninh quốc tế và Phiên họp về hợp tác giữa Liên hợp quốc và ASEAN. Đây là lần đầu tiên chủ đề này được thảo luận tại Hội đồng bảo an. Bên cạnh đó, Việt Nam còn đóng vai trò là Điều phối viên Nhóm các nước UVKTT (E10) tại Hội đồng bảo an tháng 5.2020
Trong phần chia sẻ về tình hình đàm phán và thực thi các hiệp định thương mại tự do (FTA) của Việt Nam, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách đa biên, Bộ Công thương Phạm Quỳnh Mai đã cung cấp thông tin chung về các FTA của Việt Nam, nhấn mạnh 2 hiệp định quan trọng và có quy mô bao trùm rộng là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA).
Nêu ra cơ hội của Việt Nam khi ký kết được các hiệp định thương mại quan trọng như đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, tái cơ cấu kinh tế theo hướng tập trung sản xuất hàng hóa có thế mạnh, đem lại giá trị gia tăng cao hơn; thu hút FDI mới cũng như việc tiếp cận chuyển giao công nghệ, tham gia vào chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu và nâng cao năng lực của các thành phần trong nền kinh tế, bà Phạm Quỳnh Mai cũng nêu ra những thách thức như xu hướng bảo hộ mậu dịch đang nổi lên; xu hướng tái định hình các mối quan hệ kinh tế quốc tế; một số thị trường đối tác FTA như ASEAN, Trung Quốc, Ấn Độ có tính bổ sung thấp, khó tiếp tục khai thác hiệu quả; khả năng tận dụng ưu đãi của FTA chưa cao; sức ép cạnh tranh đối với hàng hoá, dịch vụ trong nước và chất lượng nguồn nhân lực, trình độ khoa học công nghệ chưa cao.
Trên cơ sở đó, bà Phạm Quỳnh Mai đưa ra 5 khuyến nghị là: Xác định kế hoạch tổng thể; nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển nguồn nhân lực; công tác tuyên truyền, phổ biến thông tin phù hợp; nâng cao vai trò tổ chức công đoàn và các tổ chức của người lao động trong doanh nghiệp và hoàn thiện xây dựng pháp luật, thể chế.
Nói về vai trò của UNESCO, ông Michael Croft, Trưởng đại diện UNESCO tại Việt Nam cho biết: Trong giai đoạn này, có 4 chủ đề xuyên suốt: Học tập vì tương lai, khoa học vì sự phát triển bền vững, đặt văn hóa ở trung tâm của sự phát triển, thúc đẩy phát triển xã hội qua truyền thông.
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.