Theo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, từ Đại hội Thi đua yêu nước lần thứ IX đến nay là quá trình đầy gian lao, thử thách nhưng chúng ta đã vượt qua, nhất là những năm cuối của nhiệm kỳ này.
Theo báo cáo của Ban Thi đua - Khen thương Trung ương, đến nay, đã cơ bản hoàn thành tổ chức đại hội thi đua cấp bộ, cấp tỉnh.
Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ X dự kiến diễn ra trong 2 ngày 9-10/12/2020 với chủ đề “Đoàn kết, sáng tạo, thi đua xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Khoảng 2.300 đại biểu sẽ dự Đại hội.
Tại cuộc họp, các thành viên Hội đồng góp ý về công tác tổ chức Đại hội trên các mặt nội dung, tuyên truyền, hậu cần, an ninh an toàn, phòng chống dịch COVID-19…
Kết luận cuộc họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao đại hội thi đua các cấp thời gian qua, tạo khí thế thi đua sôi nổi trong bối cảnh đất nước gặp nhiều khó khăn. Công tác chuẩn bị cho Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ X cơ bản tốt, với tinh thần trách nhiệm cao nhất.
Theo Thủ tướng, 5 năm qua, đất nước đất nước ta gặp không ít thuận lợi nhưng cũng vô cùng khó khăn, thách thức và đạt các kết quả đáng tự hào như Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã nêu: “Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, uy tín và vị thế như ngày nay”. Từ Đại hội Thi đua yêu nước lần thứ IX đến nay là quá trình đầy gian lao, thử thách nhưng chúng ta đã vượt qua, nhất là những năm cuối của nhiệm kỳ này. Việc tổ chức Đại hội Thi đua yêu nước để phát động phong trào quần chúng, các cấp, các ngành tạo một khí thế mới trước khi Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII diễn ra cũng như động viên các tầng lớp nhân dân thực hiện tốt Nghị quyết của Đại hội Đảng.
Khối lượng công việc rất lớn, từ nay đến đến Đại hội Thi đua yêu nước lần thứ X, Thủ tướng đề nghị các trưởng tiểu ban, cơ quan chức năng rà soát lại các phần việc một cách chặt chẽ. Thường trực Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Trung ương rà lại các kịch bản chi tiết được phân công, để không có sơ suất xảy ra, kể cả về nội dung và hình thức.
Thủ tướng nhấn mạnh, nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến thông qua truyền thông, tuyên truyền. Việc lan tỏa các tấm gương người tốt, việc tốt trong xã hội là rất quan trọng, là vấn đề lớn. Chúng ta có nhiều mô hình tốt, tấm gương tốt thì việc nhân rộng cần được quan tâm, “lấy cái đẹp dẹp cái xấu”. Công tác tổ chức Đại hội bảo đảm trang trọng, tạo dấu ấn mạnh mẽ, tiết kiệm và hiệu quả; bảo đảm an ninh, an toàn, kể cả an toàn trước COVID-19.
Các khâu đều phải có kịch bản chi tiết, phân công con người cụ thể, chịu trách nhiệm; khâu nào sơ suất thì phải xem xét, kiểm điểm. Thủ tướng lưu ý “không để sót ai, nhất là những người tiêu biểu”.
Cơ bản nhất trí chương trình Đại hội, Thủ tướng nêu rõ, việc giao lưu, tôn vinh các điển hình tiên tiến là khâu cần xây dựng công phu, xứng tầm.
Cần đẩy mạnh tuyên truyền về Đại hội, góp phần tạo khí thế thi đua yêu nước.
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.