Trong khi nhiều địa phương ở nông thôn, miền núi thiếu sân chơi cho trẻ em thì một số địa phương đã có cách làm hay, sáng tạo, hạn chế được tai nạn thương tích đáng tiếc xảy ra.
Đêm hội Thành Tuyên
Đêm hội Thành Tuyên là lễ hội lớn của tỉnh Tuyên Quang thu hút hàng ngàn trẻ em tham gia.
Có thể nói, Đêm hội Thành Tuyên đã trở thành “thương hiệu” riêng của Tuyên Quang, mỗi năm có hàng vạn người dân và du khách trong và ngoài nước đổ về đây tham dự. Điều đáng nói là, lễ hội Trung thu khổng lồ ở Tuyên Quang lại xuất phát từ tấm lòng yêu trẻ của người dân thành phố. Họ tự làm những con rồng, những mô hình lồng đèn khổng lồ mô phỏng nội dung câu chuyện cổ tích, ngụ ngôn hoặc nhân vật lịch sử rước đèn trong những đêm trăng tháng Tám.
Theo ông Trương Đức Tiến, Trưởng Phòng Văn hóa - Thông tin TP. Tuyên Quang (Tuyên Quang), Đêm hội Thành Tuyên là lễ hội lớn của thành phố, tạo nên một cộng đồng ở các khu dân cư trên địa bàn, đáp ứng cho mọi đối tượng, đặc biệt là trẻ em. Mục đích chính là mang đến sân chơi bổ ích cho thiếu niên, nhi đồng, đồng thời có tính giáo dục sâu sắc thông qua từng việc làm, mô hình cụ thể. Từ đó giáo dục cho trẻ em tính đoàn kết, do vậy mang tính cộng đồng cao.
Ông Tiến phân tích, thông qua lễ hội đã giáo dục cho thế hệ trẻ về những nét đẹp văn hóa của dân tộc thông qua cách thể hiện tác phẩm, các câu chuyện cổ tích, câu truyện lịch sử… được tái hiện bằng sự sáng tạo của bố, mẹ, ông bà của chính các em.
Những câu truyện dân gian được truyền tải bằng nhiều thông điệp khác nhau, những bài học thực tế thông qua những mô hình sống động... sẽ hình thành nên nhân cách của trẻ, giúp chúng sống tốt hơn, tâm thiện hơn, thông qua đó rèn luyện bàn tay khéo léo, trí óc sáng tạo... Điều đáng nói là, toàn bộ kinh phí tổ chức (năm 2015 khoảng 2 tỷ đồng) đều được xã hội hóa.
Ông Tiến cho biết thêm, Đêm hội Thành Tuyên được chuẩn bị trước đó mấy tháng, việc thụ hưởng vui chơi trong khoảng 10 ngày, do vậy thu hút được một lượng lớn thanh niên, thiếu nhi tham gia. Ngoài ra, TP. Tuyên Quang còn phối hợp với nhà trường, Đoàn Thanh niên, chính quyền cơ sở tạo sân chơi bổ ích cho các em. Do vậy, mấy năm gần đây, trên địa bàn thành phố không xảy ra tình trạng trẻ em bị đuối nước, nhiều tệ nạn khác cũng được hạn chế.
Tạo thêm sân chơi cho trẻ
Thấu hiểu được thực trạng thiếu sân chơi tại Hà Nội, nhóm bạn trẻ Trường Đại học quốc gia Hà Nội phối hợp với Trung tâm Hành động vì sự phát triển đô thị (ACCD) và Câu lạc bộ Go Green cùng lên ý tưởng, bắt tay thực hiện dự án “Sân chơi di động” với nhiều trò chơi dân gian dành cho các em nhỏ.
Dự án “Sân chơi di động” mang đến những sân chơi hoàn toàn miễn phí, ngay gần nhà, có các đồ chơi ngộ nghĩnh, đáng yêu, làm bằng nguyên liệu tái chế đã qua xử lý rất an toàn. “Sân chơi di động” không chỉ mang đến cho các em một mùa hè vui vẻ, đáng nhớ với các trải ngiệm trò chơi dân gian, văn hóa các quốc gia trên thế giới hay các hoạt động sáng tạo nghệ thuật, mà còn là mùa hè bổ ích, lý thú với những kiến thức về môi trường mà chúng ta đang sống. Các hoạt động này hướng các bé tới những hành động bảo vệ trái đất khỏi ô nhiễm môi trường và làm những điều có ích cho xã hội.
Trong dịp hè này, Nhà Thiếu nhi tỉnh Hưng Yên dự kiến tổ chức 30 lớp học của 14 bộ môn như: Thanh nhạc, múa, đàn organ, bơi, mỹ thuật và tạo hình, các môn thể thao (bóng đá, cầu lông, võ thuật)…
Bên cạnh đó, Nhà Thiếu nhi tỉnh cũng tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức văn hóa xã hội như: Tin học, luyện viết chữ đẹp... Nhằm rèn luyện kỹ năng giao tiếp, khuyến khích các em tìm hiểu về truyền thống văn hóa dân tộc, ngoài giờ học các lớp năng khiếu, Nhà Thiếu nhi tỉnh Hưng Yên còn lồng ghép vào chương trình ngoại khóa. Tại mỗi khóa học, các em sẽ được đi dã ngoại tham quan di tích lịch sử trên địa bàn thành phố, đọc sách tại Thư viện tỉnh, đi xem phim. Vì thế, các lớp học của Nhà Thiếu nhi ngày càng cuốn hút các em thiếu niên, nhi đồng tham gia.
Đặc biệt, mùa hè năm nay, Nhà Thiếu nhi tỉnh Hưng Yên tiếp tục tổ chức lớp trải nghiệm kỹ năng sống “Học làm người có ích” cho các em từ 11 - 14 tuổi trên địa bàn tỉnh. Đến với lớp học, các em được hướng dẫn kỹ năng sống và kỹ năng thực hành xã hội. Trải qua 10 chuyên đề học tập, các em được rèn luyện và hình thành lòng hiếu kính ông bà, cha mẹ, tình yêu thương gia đình, bạn bè, không tham gia cũng như cổ vũ cho hành vi bạo lực học đường, cách bảo vệ môi trường, sống vị tha, yêu quê hương, đất nước và con người; khả năng tư duy, khám phá và hoàn thiện bản thân, học cách chế biến một số món ăn đơn giản; trang bị các kiến thức cơ bản như: Kỹ năng đối diện và ứng phó với khó khăn trong cuộc sống; kỹ năng thể hiện tự tin trước đám đông; kỹ năng giao tiếp ứng xử; kỹ năng hợp tác và chia sẻ. Qua đó, giúp các em hình thành thói quen tự giác, bớt nhút nhát, biết quan tâm đến người khác.
Ông Quách Văn Hiếu, Giám đốc Nhà Thiếu nhi tỉnh Hưng Yên, cho biết: “Để phục vụ nhu cầu học tập và vui chơi trong dịp hè cho các em, đơn vị đã có sự chuẩn bị từ rất sớm cả về cơ sở vật chất và nguồn nhân lực. Nhằm bảo đảm chất lượng dạy học, đơn vị đã lựa chọn giáo viên có chuyên môn, nhiều kinh nghiệm, nắm bắt được tâm lý của thanh, thiếu nhi để phát huy tối đa khả năng của các em. Các lớp học năng khiếu hè năm nay bắt đầu từ ngày 1/6 đến 29/7, có khoảng 800 học sinh tham gia. Ngoài mở các lớp năng khiếu, bằng nguồn huy động xã hội hóa, Nhà thiếu nhi tỉnh đã xây dựng được khu vui chơi giải trí cho thanh, thiếu nhi với nhiều trò chơi hấp dẫn, mới lạ. Với nhiều hoạt động vui chơi, giải trí hấp dẫn trong mùa hè, Nhà Thiếu nhi tỉnh Hưng Yên mang lại cho các em một mùa hè bổ ích.
Việc tạo dựng sân chơi bổ ích, an toàn, lành mạnh trong dịp hè sẽ góp phần tạo điều kiện thuận lợi để mọi trẻ em đều có cơ hội được bảo vệ, chăm sóc, giáo dục toàn diện. Để các em có những ngày hè bổ ích, rất cần sự chung tay, góp sức của các cấp, các ngành và toàn xã hội.
Hiểu rõ những thiếu thốn của trẻ em ở nông thôn, đặc biệt là trẻ ở vùng khó khăn, ngày 21/6/2016, TTCP phê duyệt đề án Hỗ trợ trang thiết bị cho các Nhà thiếu nhi tại khu vực, địa bàn khó khăn năm 2016. Theo đó, ngân sách T.Ư sẽ hỗ trợ 8.866 triệu đồng cho T.Ư Đoàn TNCSHCM từ nguồn chi sự nghiệp văn hóa của ngân sách T.Ư năm 2016 đã được Quốc hội quyết định để triển khai đề án. Theo thống kê, cả nước hiện có 262 Cung, Nhà văn hóa thiếu nhi, Trung tâm hoạt động thanh thiếu niên cấp tỉnh và cấp huyện. Nhà thiếu nhi cấp huyện mới đáp ứng 5-10% nhu cầu của thiếu nhi trên địa bàn. |
Hoàng Văn
Tối 22/11, tại Bảo tàng tỉnh Phú Yên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Bến Vũng Rô và hoạt động tiếp nhận chi viện từ những chuyến Tàu Không số”. Hoạt động nhằm hướng đến kỷ niệm 60 năm Bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên của Tàu Không số (28/11/1964 – 28/11/2024).
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.