Mừng xuân Mậu Tuất 2018, chiều 5/2, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam tổ chức buổi gặp mặt thân mật báo chí.
Ông Trần Ngọc Thuận, Bí thư Đảng ủy, Tổng giám đốc Tập đoàn Cao su Việt Nam, cho biết, trong năm 2017, ngành nông nghiệp, trong đó có ngành cao su, tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, thiên tai, bão lũ xảy ra liên tiếp, quanh năm. Đặc biệt cơn bão số 10, 12 đã gây thiệt hại không nhỏ đến các công ty cao su trực thuộc Tập đoàn tại khu vực Duyên hải miền Trung; đồng thời, biến đổi khí hậu bất thường còn làm bệnh hại cây cao su diễn biến phức tạp. Nhưng nhờ chủ động nhận định các điều kiện thuận lợi, đánh giá và tiên liệu trước các khó khăn chung đối với ngành cao su, nên ngay từ đầu năm, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam đã chủ động đề ra các định hướng, giải pháp phù hợp trong điều hành, quản lý nhằm đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh của Tập đoàn có lợi nhuận, duy trì việc làm và thu nhập cho người lao động, đồng thời thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước.
Kết quả hầu hết các chỉ tiêu kế hoạch năm 2017 của Tập đoàn đều đạt và vượt so với kế hoạch. Nổi bật nhất là sự kiện Tập đoàn hoàn thành việc khai thác 250.000 tấn mủ cao su trước kế hoạch 23 ngày, vượt hơn 26.000 tấn. Giá bán mủ bình quân toàn Tập đoàn năm 2017 ước đạt gần 39 triệu đồng/tấn. Các lĩnh vực hoạt động chính khác của Tập đoàn là công nghiệp cao su, chế biến gỗ và khu công nghiệp đều hoạt động hiệu quả, đóng góp đáng kể vào hiệu quả sản xuất kinh doanh của Tập đoàn, đặc biệt là lĩnh vực chế biến gỗ và khu công nghiệp.
Trong năm 2017, Tập đoàn cũng tập trung mọi nguồn lực để triển khai quyết liệt công tác cổ phần hóa công ty mẹ Tập đoàn theo chỉ đạo của Chính phủ và Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn. Kết quả, ngày 26/12/2017, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 2090/QĐ-TTg phê duyệt phương án cổ phần hoá và chuyển thành công ty cổ phần - công ty mẹ - Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam. Theo đó, vốn điều lệ của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam - Công ty cổ phần là 40.000 tỷ đồng. Cơ cấu cổ phần phát hành lần đầu, tổng số cổ phần là 4 tỷ cổ phần, mệnh giá là 10.000 đồng/cổ phần, trong đó, 3 tỷ cổ phần nhà nước, chiếm 75% vốn điều lệ; 475.123.761 cổ phần bán đấu giá công khai, chiếm 11,88% vốn điều lệ; 475.123.761 cổ phần bán cho nhà đầu tư chiến lược, chiếm 11,88% vốn điều lệ; 48.921.710 cổ phần bán ưu đãi cho người lao động, chiếm 1,22% vốn điều lệ; 830.769 cổ phần bán cho tổ chức Công đoàn trong doanh nghiệp, chiếm 0,02% vốn điều lệ. Giá khởi điểm chào bán cổ phần lần đầu khi thực hiện cổ phần hóa Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam là 13.000 đồng/cổ phần.
Phiên bán đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) của công ty mẹ - Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG) ngày 2/2/2018 đã kết thúc với giá trúng bình quân 13.011 đồng/CP. Có 498 NĐT trúng giá với tổng khối lượng 110,76 triệu CP; trong đó tất cả 36 NĐT tổ chức và 462 NĐT cá nhân đã trúng thầu. Khối lượng NĐT nước ngoài mua được là 27,16 triệu CP, chiếm gần 27% khối lượng chào bán. Số tiền mà Nhà nước thu về trong đợt đấu giá này là 1.311 tỷ đồng. Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam dự kiến chuyển đổi mô hình công ty sang công ty cổ phần và đăng ký giao dịch trên UPCoM vào 1/4/2018. Sau đó, chuyển sàn niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh vào khoảng tháng 6 hoặc 7/2018.
“Tổng doanh thu toàn Tập đoàn năm 2017 ước đạt 21.380 tỷ đồng, đạt 120% so với kế hoạch. Tổng lợi nhuận trước thuế ước đạt 4.124 tỷ đồng, đạt 136% kế hoạch. Trong đó, lợi nhuận khối các công ty cao su: 3.488 tỷ đồng (riêng kinh doanh cao su ước đạt 1.540 tỷ đồng); lợi nhuận khối các công ty ngành gỗ: 295 tỷ đồng, lợi nhuận khối các công ty khu công nghiệp: 252 tỷ đồng; lợi nhuận khác: 89,67 tỷ đồng. Tỷ suất lợi nhuận trước thuế/vốn chủ sở hữu (36.500 tỷ đồng) ước đạt 11,3%; tỷ suất lợi nhuận trước thuế/doanh thu ước đạt: 19,3 %; nộp ngân sách ước đạt: 1.707 tỷ đồng”, ông Thuận cho biết thêm.
Dù thị trường và giá bán cao su thiên nhiên thời gian gần đây đã có những tín hiệu tích cực, nhưng chưa thực sự bền vững và vẫn khó lường. Dự báo trước tình hình đó, ngay từ đầu năm 2018, VRG, Công đoàn Cao su VN và các đơn vị tiếp tục phát động các phong trào thi đua yêu nước; đẩy mạnh phong trào sáng kiến - sáng tạo; đảm bảo việc làm và nâng cao thu nhập cho CNLĐ; động viên CNLĐ đoàn kết, đồng lòng hợp sức thực hiện hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch năm 2018.
Tối 22/11, tại Bảo tàng tỉnh Phú Yên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Bến Vũng Rô và hoạt động tiếp nhận chi viện từ những chuyến Tàu Không số”. Hoạt động nhằm hướng đến kỷ niệm 60 năm Bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên của Tàu Không số (28/11/1964 – 28/11/2024).
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.