Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ tư, ngày 1 tháng 5 năm 2024  
Thứ tư, ngày 20 tháng 7 năm 2022 | 22:48

Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam dâng hương tưởng nhớ các anh hùng liệt sỹ tại Nghĩa trang Vị Xuyên

Mới đây, tại Nghĩa trang Liệt sỹ Quốc gia Vị Xuyên, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam đã tổ chức Lễ dâng hương tưởng nhớ các anh hùng liệt sỹ đã anh dũng hy sinh thân mình để bảo vệ mảnh đất biên giới phía Bắc thiêng liêng của Tổ quốc.

Dự buổi lễ có ông Nguyễn Thanh Sơn, Uỷ viên Hội đồng quản trị, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam; ông Nguyễn Thanh Sơn, Chủ tịch Công đoàn Tập đoàn; ông Nguyễn Tiến Dũng, Chủ tịch kiêm Giám đốc Công ty Xăng dầu Hà Giang; lãnh đạo huyện Vị Xuyên…
qd1.jpg
Lãnh đạo Tập Đoàn Xăng dầu Việt Nam, Công ty Xăng dầu Hà Giang, huyện Vị Xuyên dâng vòng hoa tại Đài tưởng niệm Tổ quốc ghi công, Nghĩa trang Liệt sỹ Quốc gia Vị Xuyên.
Nghĩa trang Liệt sỹ Quốc gia Vị Xuyên là nơi yên nghỉ của trên 1.800 liệt sỹ và một phần mộ liệt sỹ tập thể, trong đó trên 1.600 liệt sỹ từ khắp các tỉnh, thành phố trong cả nước đã anh dũng chiến đấu, hy sinh trong cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc.
qd.jpg
Lãnh đạo Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam thắp hương lên phần mộ các Anh hùng liệt sỹ.
Trước hương hồn của các liệt sỹ đã được quy tập, an táng tại Nghĩa trang Liệt sỹ Quốc gia Vị Xuyên, Đoàn công tác của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam đã nghiêng mình bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với sự hy sinh cao cả của các liệt sỹ đã hy sinh tại Mặt trận Vị Xuyên.
 
Cũng tại đây, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam đã trao tặng 30 triệu đồng cho Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội huyện Vị Xuyên, Ban quản lý Nghĩa trang Liệt sỹ Quốc gia Vị Xuyên để chăm sóc anh linh các liệt sỹ cũng như chăm sóc các phần mộ tại nghĩa trang.
qd2.jpg
Đoàn công tác trao tặng 20 triệu đồng cho Ban quản lý Đài hương 468.
Đoàn công tác cũng đã đến dâng hương tại Đài tưởng niệm Liệt sỹ tại xã Thanh Thủy; dâng hương tại Đài hương 468, thôn Nặm Ngặt, xã Thanh Thủy và trao 20 triệu đồng cho Ban quản lý Đài hương 468; dâng hương tại Nhà tưởng niệm AHLS Làng Pinh, xã Thanh Thuỷ và trao 20 triệu cho Ban quản lý Nhà tưởng niệm AHLS Làng Pinh.
Đây là hoạt động ý nghĩa hướng đến kỷ niệm 75 năm, Ngày Thương binh - Liệt sỹ (27/7/1947 – 27/7/2022) của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam. Qua đó, nhằm giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc và truyền thống vẻ vang của cha ông cho thế hệ trẻ; động viên tinh thần cán bộ, nhân viên Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam phát huy truyền thống tốt đẹp đó.
 
 

Dân tộc ghi nhớ những công lao to lớn của các anh hùng liệt sỹ

Trong những năm tháng chiến tranh biên giới phía Bắc, Vị Xuyên là một phần cuộc chiến tranh phá hoại mà Trung Quốc tiến hành từ sau thất bại của cuộc chiến xâm lược quy mô lớn trên các tỉnh biên giới phía Bắc tháng 2/1979. Đây là một dạng chiến tranh đặc biệt về phương thức tác chiến, vũ khí sử dụng, thời gian và không gian.

a4-vxuyen.jpg
Nhà cửa của đồng bào bản Hạ, xã Phương Độ, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Tuyên bị đạn pháo địch tàn phá. (Ảnh: Minh Lộc-TTXVN)

Mảnh đất này trở thành một mặt trận trọng điểm, chiến trường khốc liệt nhất bởi các cuộc tiến công dai dẳng cho tới gần 10 năm sau đó của quân xâm lược. Theo thống kê của Ban liên lạc Cựu chiến binh mặt trận Vị Xuyên, từ năm 1984 đến năm 1989, đã có hơn 4.000 bộ đội Việt Nam hy sinh, hàng nghìn người bị thương, nhiều liệt sỹ chưa tìm được hài cốt.

"Nghĩa trang Liệt sỹ Quốc gia Vị Xuyên hiện có hơn 1.800 mộ liệt sỹ, trong đó có 1 ngôi mộ tập thể, hàng trăm mộ chưa xác định được thông tin. Hầu hết mộ Anh hùng liệt sỹ là những người đã hy sinh khi chiến đấu bảo vệ mảnh đất này," ông Vương Trung Thực - nguyên chiến sỹ Tiểu đoàn 5 Vị Xuyên nói.

Thể hiện sâu sắc đạo lý, truyền thống “uống nước nhớ nguồn," “đền ơn đáp nghĩa” của dân tộc đối với công lao to lớn của các anh hùng liệt sỹ, hàng chục năm qua, Hà Giang đã tìm kiếm, quy tập được hơn 2.900 hài cốt liệt sỹ, trong đó quy tập về Nghĩa trang Liệt sỹ Quốc gia Vị Xuyên hơn 1.800 liệt sỹ.

Chia sẻ suy nghĩ về những liệt sỹ trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc vẫn chưa được quy tập, còn nằm lại đâu đó tại chiến trường năm xưa ở Hà Giang, Đại tá Lại Tiến Giang, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Hà Giang cho hay: Hà Giang là tỉnh ra khỏi chiến tranh sau cùng của đất nước. Cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới bắt đầu từ năm 1979 và kết thúc vào năm 1989. Ở Hà Giang, hậu quả của nó để lại rất to lớn. Diện tích đất đai bị ô nhiễm bởi bom mìn trên địa bàn tỉnh sau chiến tranh lên tới hơn 90.000 hecta.

Nhưng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Hà Giang đã xác định công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sỹ là nhiệm vụ chính trị quan trọng, thể hiện sâu sắc đạo lý, truyền thống “uống nước nhớ nguồn,” “đền ơn đáp nghĩa” của dân tộc đối với công lao to lớn của các anh hùng liệt sỹ và cũng là mong muốn của những người lính nói riêng.

Hữu Thắng
Ý kiến bạn đọc
  • Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Theo vòng quay của thời gian, lại một tháng Tư nữa lại về! Tháng Tư về, nhiều khoảnh khắc thiên nhiên tươi đẹp đọng lại trong mỗi người khi mùa Xuân sắp qua đi, nhường chỗ cho mùa Hè tràn ngập ánh vàng lấp lánh của nắng, sắc trắng mong manh của hoa loa kèn có mặt ở mọi nẻo đường, nhiều góc phố Thủ đô yêu dấu.

  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

Top