Nằm cách trung tâm huyện Anh Sơn gần 20km, chợ Gay xã Cao Sơn nép mình bên xóm nhỏ (xóm 7), mặc dù quy mô không lớn chỉ dăm bảy gian hàng, thế nhưng mỗi ngày chợ Gay đã góp mình trung chuyển hơn 1.000 bó chè đi khắp nơi. Chợ Gay ở xã Cao Sơn cũng là nơi duy nhất ở Nghệ An chuyên thu mua, buôn bán thức uống đặc sản mang tên “chè Gay".
5 giờ sáng, chợ chè đã bắt đầu tấp nập, nhộn nhịp. Người đến mua, kẻ đến bán, ai ai cũng nhanh tay để kịp gom hàng. Ở đây chè được người dân mang ra bán cho thương lái, để từ đó những bó chè Gay thơm ngon nức tiếng tỏa đi khắp nơi.
Chị Hồ Thị Lan có thâm niên 22 năm buôn chè cho biết: Trước đây khi chưa có chợ Gay những người buôn chè như chúng tôi phải đi gom chè khắp nơi, cực nhọc lắm. Rồi năm 2002 chợ Gay ra đời, nó trở thành nơi buôn bán trao đổi chè xanh cho người dân trong vùng. Giờ đây ai muốn bán chè, buồn chè là tìm đến chợ Gay.
Chợ Gay tuy nhỏ nhưng giải quyết việc làm cho khá nhiều lao động địa phương. Bà Nguyễn Thị Kim Cúc ở thôn 8, xã Cao Sơn, chia sẻ: Từ khi có chợ chè người dân nông thôn như chúng tôi cũng có thêm việc làm, công việc cũng không quá nặng nhọc chủ yếu là phân loại chè sau khi các chủ buôn thu mua của người dân. Tiền công mỗi ngày là 50.000 đồng, tuy hơi ít ỏi nhưng ngoài sản xuất nông nghiệp chúng tôi cũng có thêm đồng ra đồng vào.
Chị Cao Thị Phượng xóm 7, xã Cao Sơn, cho biết: Ở đây chè không bán lẻ nhưng người nơi khác, người bán chỉ việc hái chè từ sớm rồi mang ra chợ nhập. Với giá 6 nghìn đồng/bó. Mỗi ngày chị Phượng cũng kiếm được 50 nghìn đồng.
Phút nghỉ ngơi của các chị, các mẹ.
Chè được phân loại rồi cột thành bó to cẩn thận để tiện cho việc vận chuyển đi xa.
Những người phụ nữ quanh năm gắn bó với chè Gay
Nhanh tay giới thiệu đặc sản quê nhà
11 giờ trưa, chợ bắt đầu tan, đây cũng là lúc hàng nghìn bó chè theo những chuyến xe tải tỏa đi các nơi đến tay với người tiêu dùng.
Huyền Trang
Tối 22/11, tại Bảo tàng tỉnh Phú Yên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Bến Vũng Rô và hoạt động tiếp nhận chi viện từ những chuyến Tàu Không số”. Hoạt động nhằm hướng đến kỷ niệm 60 năm Bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên của Tàu Không số (28/11/1964 – 28/11/2024).
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.