Nhóm tàu khảo sát Hải dương 8 của Trung Quốc đã dừng hoạt động khảo sát và rời khỏi vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa Việt Nam hôm 7/8.
Ngày 8/8, tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cung cấp thông tin cập nhật về hoạt động phi pháp của nhóm tàu khảo sát Hải dương địa chất 8 của Trung Quốc trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng cho biết:
“Chiều 7/8/2019, nhóm tàu khảo sát Hải dương 8 của Trung Quốc đã dừng hoạt động khảo sát và rời khỏi vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa phía đông nam Việt Nam được xác định theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982). Các cơ quan chức năng của Việt Nam đang tiếp tục theo dõi”.
Bà Lê Thị Thu Hằng cho biết thêm, liên quan đến vụ việc, trong những ngày qua, Việt Nam đã nhiều lần bày tỏ ý kiến, triển khai các biện pháp ở các cấp và dưới nhiều hình thức phù hợp với luật pháp quốc tế, UNCLOS 1982.
Người phát ngôn nhấn mạnh, Việt Nam đề nghị các nước tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam phù hợp với luật pháp quốc tế; luôn khẳng định thể hiện thiện chí sẵn sàng thông qua đối thoại, trao đổi với các nước liên quan để xử lý bất đồng, đóng góp vào việc duy trì hòa bình, ổn định, phát triển tại Biển Đông cũng như vào việc thúc đẩy quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia./.
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.