Các cửa hàng lưu động này là những chiếc xe bán tải chở theo trái cây cùng với rau xanh và hàng tiêu dùng đi bán rong tại các ngõ và cộng đồng trong vùng đô thị Bangkok.
Bộ Thương mại Thái Lan vừa cho ra mắt hệ thống các cửa hàng bán lẻ trái cây lưu động tại thủ đô Bangkok với giá thấp nhằm hỗ trợ nông dân tiêu thụ trái cây thừa trong mùa thu hoạch, đồng thời đáp ứng nhu cầu gia tăng của người dân về thực phẩm tươi khi có nhiều người ở nhà phòng tránh dịch COVID-19.
Tại Thái Lan, các cửa hàng lưu động này là những chiếc xa bán tải chở theo trái cây cùng với rau xanh và hàng tiêu dùng đi bán rong tại các ngõ và cộng đồng trong vùng đô thị Bangkok.
Bộ trưởng Thương mại Thái Lan Jurin Laksanawisit cho biết sáng kiến cửa hàng bán trái cây lưu động được đưa ra với sự hợp tác của khu chợ bán buôn thực phẩm lớn nhất Đông Nam Á ở tỉnh Pathum Thani có tên gọi là Talaad Thai Market.
Bước đầu đã có 350 xe bán tải tham gia và Công ty Trao đổi Nông nghiệp Thái Lan (Thai Agro Exchange) quản lý chợ Talaad Thai đang tuyển thêm lao động thất nghiệp hoặc người dân để mở rộng hoạt động.
Những người muốn tham gia cần có xe tải và tiền mặt vào khoảng 8.000 -15.000 baht (246-461 USD) để mua thực phẩm tươi, rau xanh và đồ tạp hóa có sẵn tại chợ Talaad Thai.
Ước tính mỗi chủ xe mỗi ngày sẽ thu lãi được 2.000 baht (61,50 USD).
Cùng với đó, hiện mỗi ngày có khoảng 500 xe bán rong tới mua thực phẩm tươi, trái cây và đồ tạp hóa tại chợ Talaad Thai và tỏa đi bán cho người dân ở những khu vực ngoại ô Bangkok như Pathum Thani, Samut Prakan và Nonthaburi.
Truyền thông sở tại dẫn lời ông Chokchai Kolsrichai, Phó Chủ tịch Ban điều hành Thai Agro Exchange, cho biết việc gia tăng những người bán tạp hóa rong là để đáp ứng nhu cầu khi có nhiều khách hàng nấu ăn tại nhà, cũng như hỗ trợ người thất nghiệp, nông dân và người tiêu dùng trong giai đoạn khó khăn này.
Theo ông Chokchai, nguồn cung trái cây nội địa ở Thái Lan dự kiến sẽ thừa trong năm nay do lượng hàng bán sang Trung Quốc sẽ giảm mạnh vì dịch Covid-19.
Thai Agro Exchange cũng có kế hoạch tuyển thêm những xe lưu động để bán trái cây theo vụ trong thời gian từ tháng Tư đến tháng Bảy.
Trong vài năm trở lại đây, xuất khẩu trái cây đã trở thành “ngôi sao” mang lại thu nhập cho Thái Lan, chủ yếu là nhờ nhu cầu tiêu thụ cao của người dân Trung Quốc.
Thái Lan hiện là nước xuất khẩu trái cây sang Trung Quốc lớn thứ ba, sau Việt Nam và Malaysia.
Số liệu được công bố trên truyền thông cho thấy xuất khẩu trái cây tươi của quốc gia Đông Nam Á này sang Trung Quốc đã tăng gần 50% trong năm 2018, đạt 700.000 tấn và tăng thêm 123% trong nửa đầu năm 2019.
Từ tháng 1-10/2019, giá trị trái cây xuất khẩu của nước này đạt 3,2 tỷ USD, đưa Thái Lan trở thành nước xuất khẩu trái cây lớn thứ 6 thế giới, sau Tây Ban Nha, Hà Lan, Mexico, Mỹ và Chile.
Trước đó, Bộ Thương mại Thái Lan cũng đã cho ra mắt 200 xe bán đồ tạp hóa lưu động thuộc hệ thống bình ổn giá Cờ xanh (Pracharat Blue Flag) nhằm bổ sung cho những nỗ lực của Chính phủ hạ thấp chi phí sinh hoạt của người dân và kiềm chế sự lây lan của dịch COVID-19.
Những cửa hàng lưu động này bán hàng tiêu dùng như gạo, trứng, dầu ăn, đường, mỳ ăn liền, cá đóng hộp và nước rửa tay… tại vùng đô thị Bangkok.
Bộ Thương mại còn có kế hoạch mở thêm 400-500 cửa hàng lưu động như vậy ở các khu vực khác./.
Mỗi năm, huyện Yên Thế (Bắc Giang) bán ra thị trường trên 10 triệu con gia cầm thương phẩm, giá trị sản xuất năm 2024 ước đạt trên 1.600 tỷ đồng. Tuy chăn nuôi đã trở thành một nghề quan trọng trong kinh tế địa phương nhưng vẫn còn nhiều khó khăn trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ. Trước thực trạng này, nhiều giải pháp đã được đưa ra.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…