Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 20 tháng 3 năm 2021 | 9:20

Thăm làng hương thẻ Tây Lân

Nghi Lộc nổi tiếng với nhiều làng nghề truyền thống, nhưng thứ gây thương nhớ vẫn là mùi “hương” của làng nghề hương thẻ Tây Lân (xã Nghi Trường, huyện Nghi Lộc, Nghệ An).

Đường về Tây Lân mùa này rợp sắc màu của hương. Khắp các ngõ nhỏ, mùi hương khẽ quyện chặt vào gió, dẫn lối cho những ai muốn tìm về. Mùa làm hương, mùa của làng nghề truyền thống, mùa của những đôi tay thoăn thoắt…

 

20210318_161343.jpg
Làng hương thẻ Tây Lân nức tiếng gần xa.

Tôi tìm về gia đình ông Lê Văn Việt và bà Nguyễn Thị Lý (xóm 5, xã Nghi Trường) để điểm xuyết những vạt nắng trải đều trên những “que” hương. Có thể nói rằng, với gia đình ông Việt, từng que hương đã ăn sâu vào nếp sống, sinh hoạt.

 

20210319_133747.jpg
Trung bình mỗi ngày gia đình bà cung cấp ra thị trường từ 6 đến 8 ngàn thẻ hương các loại, dịp cao điểm lên đến 1 vạn thẻ.

Đặt xuống những bó hương đang làm dở, bà Lý dẫn tôi đi xem để “mắt thấy” qui trình làm ra những cây hương. Bà kể, gia đình tôi làm hương đến nay ngót cũng gần 40 năm, có những hôm làm quên ăn, quên ngủ. Để cạnh tranh với thị trường, gia đình tôi chọn giải pháp lấy nguyên liệu làm hương hoàn toàn bằng các loại thảo mộc: rễ hương, hoa hồi, quế chi… từ các huyện Qùy Châu, Qùy Hợp. Ưu điểm của loại hương này không gây độc hại với sức khỏe người sử dụng, cũng như người trực tiếp sản xuất.

 

20210318_161243.jpg
Trước gia đình bà chỉ 5 đến 7 lao động, nhưng bây giờ, khi hương Tây Lân có vị thế trên thị trường thì số lao động đã lên đến 15 người. Thậm chí, có những hôm còn không đủ để sản xuất kịp hương phục vụ cho khách hàng.

“Nhìn vậy thôi, chứ làm ra cây hương khi thắp có mùi thơm, không gây độc hại gian truân lắm. Đơn giản, ngay từ việc chọn nguyên liệu đã là kì công rồi. Rồi làm sao giữ được mùi hương đặc trưng nữa” – bà Lý chia sẻ. Trung bình mỗi ngày gia đình bà cung cấp ra thị trường từ 6 đến 8 ngàn thẻ hương các loại, dịp cao điểm lên đến 1 vạn thẻ. Nhờ sản xuất bằng thảo mộc, năm 2020, gia đình đã kí được đơn hàng sang Lào với số lượng lớn.

 

20210319_133854.jpg
Đưa mắt nhìn theo từng động tác se bột mịn vào từng que hương mới thấy hết được sự “lành nghề” của những nghệ nhân nơi này. 

Riêng ông Việt bà Lý chọn cho mình một con đường riêng trong việc giữ gìn nghề mà cha ông truyền lại – làm hương thẻ thủ công. Với gia đình bà Lý, hương được làm quanh năm, không phải chỉ mỗi dịp Tết mới làm. Tuy nhiên, làm nhiều nhất vẫn là mùa hè, bởi thời điểm này nắng to (điều kiện cần và đủ để que hương thơm đúng điệu, để được lâu, không bị mốc). Hơn nữa, làm ra để dự trữ cho mùa đông mới có hàng để bán ra thị trường. Bà còn cho rằng, làm hương cốt yếu cần nắng, không có nắng hương sẽ không đạt đến độ “chín”.

 

20210319_133822.jpg
Làng hương Tây Lân không chỉ phục vụ khách hàng trong và ngoài tỉnh Nghệ An mà còn để xuất khẩu sang nước bạn Lào.

Không chỉ đòi hỏi nguyên liệu kĩ càng, các công đoạn làm hương khá cầu kỳ. Đối với hương thẻ, sau khi chọn về sẽ chẻ thành từng thanh nhỏ, sau đó dùng thuốc nhuộm chân hương và phơi khô. Tiếp đó, các loại rễ cây, hoa hồi, quế… được nghiền nhỏ với tỉ lệ nhất định tạo thành bột mịn. Loại bột mịn đấy sẽ được khéo léo của những đôi bàn tay thoăn thoắt se lại, lăn thật nhẹ để những lớp bột mịn ấy bám vào que hương.

Đưa mắt nhìn theo từng động tác se bột mịn vào từng que hương mới thấy hết được sự “lành nghề” của những nghệ nhân nơi này. Chỉ mất chừng 10 giây có thể se xong một cây hương.

Trước gia đình bà chỉ 5 đến 7 lao động, nhưng bây giờ, khi hương Tây Lân có vị thế trên thị trường thì số lao động đã lên đến 15 người. Thậm chí, có những hôm còn không đủ để sản xuất kịp hương phục vụ cho khách hàng.

 

20210318_163535.jpg
Để cạnh tranh thị trường, gia đình tội chọn giải pháp lấy nguyên liên làm hương hoàn toàn bằng các loại thảo mộc: rễ hương, hoa hồi, quế chi…

Làng hương Tây Lân không chỉ phục vụ khách hàng trong và ngoài tỉnh Nghệ An mà còn để xuất khẩu sang nước bạn Lào. Những hộ còn gắn bó với nghề đều có kỹ thuật, có bạn hàng và đặc biệt là có điều kiện để mở rộng thị trường. Bình quân mỗi năm sau khi trừ chi phí, nhân công, các hộ làm hương còn có lãi từ 100 đến 150 triệu đồng. Đặc biệt là những gia đình làm nghề như hộ bà Lý đang tạo việc làm cho hàng chục lao động trong làng với thu nhập trung bình từ 100.000 đến 200.000 đồng/người/ngày. 

 

20210318_163225.jpg
Bình quân mỗi năm sau khi trừ chi phí, nhân công, các hộ làm hương còn có lãi từ 100 đến 150 triệu đồng.

Hiện, trên thị trường đa dạng các loại hương: hương vòng, hương trầm… nhưng những cây hương ở làng Tây Lân vẫn giữ cho mình được nét riêng vốn có, cái hồn, trở thành sản phẩm tâm linh không thể thiếu trong dịp Tết cổ truyền của dân tộc.  

 

 

Lưu Khuyên
Ý kiến bạn đọc
  • Phú Yên trưng bày nhiều hiện vật từ những chuyến Tàu Không số

    Phú Yên trưng bày nhiều hiện vật từ những chuyến Tàu Không số

    Tối 22/11, tại Bảo tàng tỉnh Phú Yên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Bến Vũng Rô và hoạt động tiếp nhận chi viện từ những chuyến Tàu Không số”. Hoạt động nhằm hướng đến kỷ niệm 60 năm Bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên của Tàu Không số (28/11/1964 – 28/11/2024).

  • Kỷ niệm 555 năm danh xưng Duy Tiên

    Kỷ niệm 555 năm danh xưng Duy Tiên

    Sáng 22/11, Thị ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ thị xã Duy Tiên long trọng tổ chức Kỷ niệm 555 năm danh xưng Duy Tiên (1469 - 2024) và 95 năm thành lập Chi bộ Đông Dương Cộng sản Đảng Duy Tiên (11/1929 - 11/2024).

  • Hào hứng xem đua vỏ lãi ở cửa biển Sông Đốc

    Hào hứng xem đua vỏ lãi ở cửa biển Sông Đốc

    Hàng ngàn người đổ về thị trấn Sông Đốc (Trần Văn Thời - Cà Mau) để xem cuộc đua vỏ lãi kỳ thú. Thị trấn ven biển này cũng là nơi 70 năm trước diễn ra sự kiện tập kết ra Bắc lịch sử.

Top