Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ tư, ngày 8 tháng 5 năm 2024  
Thứ năm, ngày 5 tháng 8 năm 2021 | 16:53

Thanh Chương huy động sức dân làm nhà dã chiến đón công dân về cách ly

Để đón con em từ các vùng dịch trở về quê hương và được cách ly, UBND huyện Thanh Chương (Nghệ An) cùng nhân dân đã góp công, của… để làm nhà dã chiến.

Hiện trên địa bàn huyện Thanh Chương có 675 công dân về từ các vùng dịch cách ly tập trung, riêng từ TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam gần 500 công dân. Toàn huyện có 64 điểm cách ly tập trung với phương án luôn sẵn sàng và chuẩn bị đầy đủ tốt nhất cho công dân về cách ly. Việc xây dựng các nhà cách ly tập trung bằng tranh, tro, tre, mét vừa mát vừa phù hợp với điều kiện, tiết kiệm và huy động được sức dân. Đảm bảo an toàn, mưa nắng, những phần đặc thù phải dùng đến tôn, sắt về sau tái sử dụng làm mái che cho trường học, trạm y tế, nhà xe…, các công trình cần thiết trên địa bàn xã để tận dụng tối đa, tiết kiệm chi phí đầu tư.

20210805_165055.jpg
Nhà dã chiến được dựng tại các xã trên địa bàn huyện Thanh Chương (Nghệ An)

Trao đổi với phóng viên, ông Trình Văn Nhã, Chủ tịch UBND huyện Thanh Chương, cho biết: “Việc xây dựng nhà dã chiến để đón công dân về cách ly, huyện đã triển khai đồng bộ. Và nhờ những nhà dã chiến đó mới đáp ứng được việc cách ly tập trung. Cái hay của Thanh Chương là huy động được sức dân, nhân dân tự đóng góp tranh, tre, nứa… và ngày công để làm nhà dã chiến cách ly tập trung; tận dụng nhà văn hóa các xóm dôi dư, những vị trí không ảnh hưởng đến dân cư”.

20210805_165139.jpg
Nhà dã chiến được làm từ tre, nứa....

Với phương châm “4 tại chỗ” theo yêu cầu của huyện trong phòng chống dịch như: Vật tư tại chỗ, lực lượng tại chỗ, hậu cần tại chỗ và chỉ huy tại chỗ; áp dụng phương thức xã trích một phần ngân sách và huy động cả hệ thống chính trị, nhân dân vào cuộc, xã Thanh Phong đã huy động toàn dân trong xã cùng làm nhà dã chiến đặt tại sân vận động với quy mô 8 phòng sức chưa tối đa 32 người với nguyên vật liệu tranh tre, nứa… một ít sắt, tôn để làm nhà vệ sinh.

20210805_165157.jpg
Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong (Ảnh: UBND xã Thanh Hà)

Ngoài những đóng góp về vật dụng có sẵn thì người dân trên địa bàn xã Thanh Phong còn đóng góp thêm tiền để mua sắm những vật dụng cần thiết.

Tại xã Thanh Hà, nhà văn hóa xóm 9 cũ làm điểm cách ly tập trung và cơi nới kéo dài ra thêm phía sau để đủ cho công dân về cách ly cho khoảng 10 công dân.

20210805_165213.jpg
Nhà dã chiến đón công dân về cách ly đang gấp rút hoàn thành (Ảnh: UBND xã Thanh Phong)

Trong không khí hồ hởi, ai có gì góp nấy, người người nhà nhà mang vác dụng cụ cùng đóng góp sức người, sức của để sớm có những căn phòng cho công dân đi từ vùng dịch về cách ly.

 

 

Lưu Khuyên
Ý kiến bạn đọc
  • Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Theo vòng quay của thời gian, lại một tháng Tư nữa lại về! Tháng Tư về, nhiều khoảnh khắc thiên nhiên tươi đẹp đọng lại trong mỗi người khi mùa Xuân sắp qua đi, nhường chỗ cho mùa Hè tràn ngập ánh vàng lấp lánh của nắng, sắc trắng mong manh của hoa loa kèn có mặt ở mọi nẻo đường, nhiều góc phố Thủ đô yêu dấu.

  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

Top