Nhiều ngày qua, người dân sống hai bên bờ sông Bưởi thuộc huyện Thạch Thành và sông Lạch Bạng (Thanh Hóa) mất ăn, mất ngủ với tình trạng cá nuôi ở các bè lồng chết trắng xóa, nước sông bốc mùi nồng nặc, khiến cho cuộc sống của họ bị xáo trộn.
Nhiều hộ dân sống bằng nghề nuôi cá lồng trắng tay
Hiện nay, nhiều hộ nuôi cá lồng trên dọc hai bờ sông Bưởi đoạn chảy qua các xã như: Thạch Quảng, Thạch Cẩm, Thành Mỹ, Thành Vinh, huyện (Thạch Thành - Thanh Hóa) đang hoang mang, lo lắng vì “bỗng nhiên” cá chết trắng nổi bồng bềnh trền mặt nước.
Theo quan sát, nước sông Bưởi nơi đây chuyển sang màu xanh đục, nổi bọt, bốc mùi hôi tanh...nhiều loại cá, tôm chết nổi trắng trôi dạt vào bờ. Riêng hàng chục hộ gia đình đang nuôi cá lồng dọc hai bờ sông Bưởi bị mất trắng, đứng trước nguy cơ phá sản.
Cá trắm nuôi ở lồng, bè chết trắng
Ông Nguyễn Văn Vững cư trú tại xã Thành Vinh cho biết: “Gia đình tôi nuôi cá lồng hơn 3 năm nay, nhưng giờ tự nhiên nguồn nước lại bị ô nhiễm làm cho toàn bộ hơn 1 tấn cá trong lồng chết hết. Bao công sức, vốn liếng của gia đình đã đổ hết vào mấy lồng cá này, giờ thì trắng tay, gia đình chẳng biết phải làm sao nữa, chỉ biết trông chờ vào cơ quan chức năng vào cuộc giúp đỡ phần nào”.
Trao đổi với ông Lê Văn Chinh, Chủ tịch UBND huyện Thạch Thành, được biết: “Hiện, hơn 14 tấn cá bị chết, nguồn nước vẫn đang bị ô nhiễm, có màu nâu, sủi bọt trắng. Chính quyền đã có công văn yêu cầu các xã nghiêm túc thực hiện theo chỉ đạo và khuyến cáo kịp thời cho bà con không nên ăn cá chết cũng như sử dụng nước để sinh hoạt và cho gia cầm gia súc uống”.
Cá chết nổi dạt vào bờ
Không chỉ mình sông Bưởi mà nhiều ngày qua, hiện tượng cá nuôi ở các lồng ven sông Lạch Bạng (Tĩnh Gia-Thanh Hóa) cũng bị chết trắng với số lượng lớn mà chưa xác định rõ nguyên nhân đang khiến cho nhiều hộ nuôi lo lắng.
Hiện tượng cá chết ở huyện Tĩnh Gia chủ yếu tại hai xã Hải Bình và Hải Thanh với nhiều hộ nuôi tập trung ở cửa sông Lạch Bạng. Đây là những hộ nuôi cá lồng chưa được các cấp ban ngành quy hoạch cụ thể mang tính chất tự phát.
Theo một số hộ nuôi cho biết, cá bắt đầu có hiện tượng lạ ngoi đầu lên mặt nước như lấy ôxy và từ từ chết ngửa bụng. Cá nuôi ở sông Lạch Bạng thường là cá bớp, cá vược, đó là những loại cá mang lại giá trị kinh tế cao cho nhiều hộ nuôi, nhưng việc đầu tư lồng nuôi và chọn giống nuôi tốn gấp nhiều lần so với các loại nuôi cá lồng khác. Đồng thời, công chăm sóc cũng đòi hỏi người nuôi phải có kỹ thuật và môi trường sống phải sạch, nguồn nước không bị ô nhiễm.
Trao đổi với PV Báo Kinh tế nông thôn, ông Hồ Đình Tùng, Phó chủ tịch UBND huyện Tĩnh Gia, cho biết: “Hiện tượng cá lồng chết ở cửa sông Lạch Bạng tại hai xã Hải Thanh và Hải Bình đến nay chỉ còn lác đác vài hộ. Với số hộ nuôi có cá chết khoảng 25 hộ và lượng cá chết ước khoảng 2 tấn. Hiện, lực lượng chức năng đã đến lấy mẫu nước, mẫu cá chết để đưa đi xét nghiệm, tìm hiểu nguyên nhân mới có kết luận cụ thể”.
Cũng liên quan đến tình trạng cá chết men 2 bờ sông Bưởi chảy qua huyện Thạch Thành (Thanh Hóa), ông Nguyễn Đức Quyền, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã chỉ đạo các sở TNMT, Nông nghiệp và PTNT cùng các cơ quan ban nghành có liên trực tiếp xuống hiện trường để chỉ đạo tìm hiểu nguyên nhân và có những chính sách hỗ trợ các hộ nuôi.
Ngày 8/5, ông Nguyễn Đức Quyền cho biết: "UBND tỉnh đã chỉ đạo Công an tỉnh Thanh Hóa vào cuộc điều tra vụ nhà máy xả thải ra sông Bưởi khiến cá chết hàng loạt". Theo đó, lực lượng Công an tỉnh sẽ phối hợp các ban ngành chức năng tỉnh Hòa Bình điều tra, hoàn thiện hồ sơ và trên cơ sở căn cứ của các quy định pháp luật để khởi tố vụ án hình sự gây ô nhiễm sông Bưởi.
Tân Thành - Minh Thượng
Tối 22/11, tại Bảo tàng tỉnh Phú Yên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Bến Vũng Rô và hoạt động tiếp nhận chi viện từ những chuyến Tàu Không số”. Hoạt động nhằm hướng đến kỷ niệm 60 năm Bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên của Tàu Không số (28/11/1964 – 28/11/2024).
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.