Trước nguy cơ bão số 7 đổ bộ vào Thanh Hóa, một số huyện trên địa bàn tỉnh đang khẩn trương thu hoạch diện tích lúa và hoa màu còn lại để tránh bão.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa còn khoảng 9.000ha cây trồng chưa thu hoạch, trong đó tập trung tại các huyện Nông Cống, Hoằng Hóa, Vĩnh Lộc và Cẩm Thủy.
Trước tình hình đó, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Thanh Hóa đề nghị các huyện, thị xã, thành phố tâp trung chỉ đạo, đôn đốc bà con nông dân khẩn trương thu hoạch sớm diện tích cây trồng vụ thu mùa, nhất là diện tích nằm ở khu vực trũng thấp, có nguy cơ ngập lụt cao.
Sở cũng đã có văn bản gửi các địa phương, đơn vị về việc đảm bảo an toàn cho các cây trồng vụ đông trên địa bàn tỉnh và công tác kiểm tra các hồ đập để ứng phó với bão số 7.
Theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Thanh Hóa, do ảnh hưởng bão số 7, từ ngày 9 đến 12/10, trên địa bàn tỉnh sẽ có mưa to đến rất to, với tổng lượng mưa trung bình từ 100 đến 300mm, riêng khu vực đồng bằng ven biển và miền núi phía Tây, Tây Nam có nơi đạt 300 đến 400mm.
Để ứng phó với mưa lớn diễn ra, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Thanh Hóa yêu cầu các đơn vị, địa phương kiểm tra, rà soát hồ đập, túc trực 24/24 giờ để xử lý tình huống. Hiện Thanh Hóa có 93 hồ chứa bị hư hỏng, không đảm bảo an toàn khi mưa bão; ngoài ra, có 99 hồ nếu xả lũ sẽ gây ảnh hưởng đến người dân vùng hạ du.
Trong khi đó nhiều huyện trên địa bàn tỉnh đã gieo trồng được gần 23.000 ha cây trồng vụ đông. Trong đó, ngô gieo trồng được gần 10.000 ha, lạc gieo trồng được hơn 1.200 ha, khoai lang gieo trồng được 622,6 ha, rau màu các loại và cây trồng khác gieo trồng được hơn 11.000 ha.
Hiện nay, đa phần diện tích cây trồng vụ đông còn non, yếu, trong đó, nhiều diện tích vừa được xuống giống, nguy cơ bị ngập úng, thiệt hại cao. Do đó, để bảo vệ cây trồng khỏi bị ngập úng cục bộ, các đơn vị quản lý và khai thác các công trình thủy nông trên địa bàn tỉnh đã chủ động cho vận các cống tiêu để tiêu thoát nước đệm trên hệ thống kênh mương nội đồng, đóng điện, vận hành thử các trạm bơm tiêu.
Bên cạnh đó việc, kiểm tra, chuẩn bị sẵn sàng mọi điều kiện để vận hành kịp thời phục vụ tiêu thoát nước khi mưa lũ xảy ra. Cử cán bộ trực 24/24 giờ tại các công trình thủy lợi phục vụ tiêu thoát nước. Huy động lực lượng khơi thông dòng chảy trên các sông, trục dẫn để tiêu thoát nước kịp thời, hạn chế tối đa thiệt hại về cây trồng khi xảy ra mưa lớn, gây ngập úng cục bộ.
Các địa phương đôn đốc bà con nông dân chủ động thực hiện các biện pháp bảo vệ cây trồng vụ đông, vun cao luống ứng phó với mưa lớn, khơi thông rãnh thoát nước để thuận tiện cho công tác tiêu thoát nước. Tiến hành che chắn cho các loại rau ăn lá, hạn chế tối đa ảnh hưởng của mưa lớn gây giập nát, gãy đổ, gây thiệt hại lớn cho người dân.
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.