Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Thanh Hóa vừa công bố hết dịch bệnh viêm da nổi cục trên đàn trâu, bò trên địa bàn tỉnh; Ngọc Lặc là huyện cuối cùng khống chế hết dịch vào ngày 6/8.
Sau gần một năm nỗ lực khoanh vùng dập dịch, đến nay, 25/25 huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có dịch viêm da nổi cục trâu, bò đã khống chế dịch bệnh thành công; Ngọc Lặc là huyện cuối cùng công bố hết dịch viêm da nổi cục trên đàn trâu, bò vào ngày 6/8.
Theo báo cáo của chính quyền địa phương, dịch bệnh bắt đầu xuất hiện trên địa bàn xã Cao Thịnh, huyện Ngọc Lặc từ ngày 26/3.
Đến ngày 17/5, dịch đã xảy ra tại 14/21 xã, thị trấn có chăn nuôi trâu, bò ở 70 thôn thuộc 178 hộ, làm 204 con bò, bê bị bệnh, trong đó buộc phải tiêu hủy 71 con với trọng lượng tiêu hủy 12.620kg.
Để đảm bảo việc phòng dịch không lây lan ra diện rộng, ngoài nguồn vật tư hóa chất do tỉnh hỗ trợ, huyện Ngọc Lặc đã kịp thời xuất từ kinh phí dự phòng để mua vật tư, hóa chất và mua với 14.000 liều vaccine viêm da nổi cục trên đàn trâu,bò, 600 lít thuốc sát trùng, 100 lít thuốc diệt côn trùng, ruồi muỗi, 2 tấn vôi bột để dập dịch, bên cạnh đó huyện cũng hỗ trợ kinh phí cho cán bộ thú y tham gia tiêm phòng tập trung trên địa bàn huyện với tổng số 16.859 con trâu, bò, đạt 98,1% tổng đàn.
Ông Đặng Văn Quang, Phó Chủ tịch UBND huyện Ngọc Lặc, chia sẻ: Ngay sau khi xuất hiện những ổ dịch đầu tiên trên địa bàn tỉnh, huyện Ngọc Lặc chưa xuất hiện trường hợp đàn trâu, bò nào bị bệnh. Để phòng bệnh hơn chống bệnh, huyện đã chủ động lên phương án và xây dựng kế hoạch phân công lực lượng, rà soát tình hình, tăng cường giám sát, tuyên truyền cho các hộ gia đình có đàn trâu, bò nếu phát hiện trâu, bò của gia đình mình mắc bệnh, thì báo ngay cho chính quyền địa phương để kịp thời có biện pháp xử lý.
Bên cạnh đó, huyện cũng lập danh sách số trâu, bò của các hộ gia đình trên toàn địa bàn, lên kế hoạch chủ động kinh phí mua vaccine để tiêm phòng bệnh viêm da nổi cục cho trâu, bò trên địa bàn huyện.
Nhờ sự nỗ lực của các cấp chính quyền, đến nay, huyện đã khống chế dịch bệnh thành công, hoạt động chăn nuôi trâu, bò trở lại bình thường. Trong thời gian tới, huyện sẽ tiếp tục tăng cường rà soát tiếp số trâu, bò để tiêm bổ sung, tránh để dịch bệnh quay trở lại.
Theo báo cáo của Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Thanh Hóa, dịch bệnh viêm da nổi cục trên đàn trâu, bò bắt đầu xuất hiện trên địa bàn từ ngày 3/2/2021, đến nay dịch bệnh đã xảy ra ở 6.009 hộ chăn nuôi tại 1.380 thôn, 340 xã của 25 huyện, làm tổng 7.635 con trâu, bò mắc bệnh, buộc phải tiêu hủy 1.996 con.
Trong thời gian qua, các cấp chính quyền trên địa bàn tỉnh đã đồng loạt, thực hiện đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả việc phòng chống dịch, cho đến nay 338 xã của 25 huyện đã công bố hết dịch hoàn toàn.
Ông Đặng Văn Hiệp, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh cho biết, dù dịch bệnh đã được kiểm soát, nhưng trên tinh thần không được chủ quan, để ngăn chặn dịch bệnh quay trở lại và lây lan trên địa bàn tỉnh, thời gian tới, ngành thú y tỉnh tiếp tục triển khai đồng bộ các biện pháp phòng chống dịch, tổ chức thống kê, rà soát tình hình chăn nuôi, tăng cường giám sát phát hiện sớm các hộ gia đình có trâu, bò mắc bệnh trên địa bàn để có các biện pháp xử lý kịp thời.
Các đơn vị tiến hành các biện pháp tiêu độc, khử trùng khu vực chăn nuôi, chuồng trại, đường làng ngõ xóm, bãi chăn thả. Đồng thời, dùng thuốc diệt côn trùng, ruồi, muỗi, ve, mòng, bằng các loại hóa chất phù hợp liên tục trong 3 tuần tại các hộ chăn nuôi có trâu, bò có biểu hiện nghi bệnh, bị bệnh.
Ngành thú y tỉnh tiếp tục phối hợp với các địa phương tiêm phòng bổ sung vaccine viêm da nổi cục cho đàn trâu, bò trên địa bàn toàn tỉnh,nghiêm cấm việc buôn bán, vận chuyển, giết mổ, tiêu thụ trâu, bò và sản phẩm trâu, bò trên địa bàn các xã có dịch trong thời gian dịch bệnh diễn ra.
Đồng thời, duy trì các chốt kiểm soát, tổ kiểm soát lưu động trên các tuyến giao thông ra, vào địa bàn các xã với sự tham gia của lực lượng thú y, công an, dân quân tự vệ.
Trực 24/24 giờ nhằm ngăn chặn không đưa trâu, bò, sản phẩm từ trâu, bò ra ngoài vùng dịch. Ngăn chặn và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật các trường hợp cố tình vận chuyển trâu bò từ vùng dịch ra ngoài tiêu thụ.
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.