Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ hai, ngày 9 tháng 8 năm 2021 | 23:20

Thanh Hóa: Doanh nghiệp đầu tiên được vay vốn theo Nghị quyết số 68/NQ-CP của Chính phủ

Kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát đến nay, Đảng và Nhà nước ta đã chỉ đạo, ban hành kịp thời nhiều chính sách hỗ trợ người dân và doanh nghiệp gặp khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch.

Trong đó, Nghị quyết 68 của Chính phủ có thể xem là một quyết sách rất đúng và rất trúng. Thậm chí, nhiều ý kiến cho rằng, Nghị quyết 68 của Chính phủ nếu được triển khai nhanh chóng và hiệu quả trong năm nay, nó có thể là một gói kích cầu có tác động tích cực đến nền kinh tế nước nhà.

doanh-nghiệp-vay-vốn-68-cp.jpg
Đại diện Công ty CP Xây lắp và dịch vị điện Tín Nghĩa ký hợp đồng giải ngân nguồn vốn vay theo Nghị quyết 68 với NHCSXH huyện Thường Xuân.
 

Và điều đó cũng đã được các cấp, các ngành đôn đốc để thực hiện, cho đến thời điểm này, Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Thường Xuân (NHCSXH) là đơn vị đầu tiên tổ chức lễ ký kết hợp đồng giải ngân nguồn vốn cho vay người sử dụng lao động để trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất theo Nghị quyết số 68/NQ-CP của Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động, gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19.

Theo đó, Công ty CP Xây lắp điện và dịch vụ điện Tín Nghĩa, huyện Thường Xuân, cũng là doanh nghiệp đầu tiên trên địa bàn tỉnh được giải ngân nguồn vốn tín dụng ưu đãi với lãi suất 0% theo Nghị quyết số 68/NQ-CP của Chính phủ và quyết định 23/2021/QĐ-TTg, của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19.

Theo hợp đồng ký kết, Công ty CP Xây lắp điện và dịch vụ điện Tín Nghĩa được giải ngân cho vay nguồn vốn hơn 110 triệu đồng để trả lương cho 12 người lao động ngừng việc các tháng 5, 6, 7 năm 2021. Thời hạn vay 1 năm và không cần tài sản bảo đảm.

NHCSXH huyện Thường Xuân đã thực hiện giải ngân xong nguồn vốn hỗ trợ doanh nghiệp chi trả lương cho người lao động, bước đầu khôi phục sản xuất, kinh doanh trên địa bàn huyện.

Được biết, ngoài Công ty CP Xây lắp điện và dịch vụ điện Tín Nghĩa, đã có 5 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đang đề nghị được vay vốn để trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất do ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Bên cạnh đó NHCSXH tỉnh cũng đã chỉ đạo các phòng giao dịch trên địa bàn toàn tỉnh khẩn trương rà soát, hỗ trợ cho các doanh nghiệp hoàn thiện các thủ tục, hồ sơ cần thiết để kịp thời giải ngân nguồn vốn nhanh chóng và thuận lợi nhất.

Chính sách hỗ trợ người xử dụng lao động vay vốn để trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất cho người lao động là chính sách nhân văn, thể hiện sự quan tâm kịp thời của Đảng, Nhà nước trước những khó khăn chung của đất nước trong bối cảnh đại dịch Covid-19 hiện nay.

Điều này cho thấy sự chủ động và tinh thần trách nhiệm cao của tỉnh Thanh Hóa, nhằm đưa chính sách nhân văn này sớm đi vào cuộc sống. Đó là một chính sách thiết thực hợp lòng dân và chắc chắn được nhân dân tin tưởng, đồng tình ủng hộ.

 

 

 

 

 

Xuân Sơn
Ý kiến bạn đọc
  • “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.

  • “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.

  • Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.

Top