Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024  
Thứ năm, ngày 22 tháng 4 năm 2021 | 22:20

Thanh Hóa: Gần 600 người được tiêm vắc xin phòng Covid-19

Thanh Hóa đã triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng chống Covid -19 cho lực lượng tuyến đầu chống dịch tại 3 điểm, Bệnh viện Phổi Thanh Hoa, Bệnh viện Đa khoa huyện Yên Đinh và Bệnh viện Trí Đức Thành, huyện Yện Định.

Với 3 địa điểm tiêm, ngành y tế đã bố trí đầy đủ cán bộ y, bác sĩ, những cán bộ có trình độ chuyên môn, có kinh nghiệm, các bộ phận để phục vụ cho đợt tiêm chủng này, các phương tiện để khám sàng lọc, khu vực tiêm, phòng chờ sau tiêm, phương tiện sơ cấp cứu cần thiết cũng như công tác vệ sinh, khử khuẩn trong và ngoài khu vực tiêm.

người-tiêm-đầu-tiên.jpg
Ngày tiêm phòng vắc xin đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

 

Trong ngày tiêm vắc xin đầu tiên (22/4) với gần 600 lượt là những người tuyến đầu phòng chống dịch, việc tiêm phòng diễn ra đúng quy định, an toàn, trong đó Bệnh viện Phổi Thanh Hóa 132 người, Bệnh viện Đa khoa huyện Yên Định 279 người và Bệnh viện Đa khoa Trí Đức Thành Yên Định 164 người.

Sau khi tiêm, có 3 trường hợp phản ứng sau 1 giờ tiêm, với những biểu hiện như bồn chồn, ngứa, nóng vùng mặt, hiện tại đã ổn định và vẫn đang cho theo dõi trong vòng 24 giờ tại bệnh viện. Cho đến nay chưa có trường hợp nào xuất hiện những triệu chứng bất thường về sức khỏe và các phản ứng nặng sau tiêm chủng.

tiêm-vắc-xin.jpg
Sau khi tiêm phòng vắc xin có 3 trường hợp phản ứng phụ đang được theo dõi tại bệnh viện

Bác sĩ  Đào Thanh Bình, Giám đốc Bệnh viện Phổi Thanh Hoá, chia sẻ: Tôi là người tiêm đầu tiên mũi vắc xin phòng chống dịch Covid -19 tại Thanh Hóa. Tôi đã làm đầy đủ các quy trình, thủ tục từ đăng ký khám sàng lọc đến khi bước vào buồng tiêm.

Trong khi  ngồi chờ các anh chị y tế làm các quy trình kỹ thuật tiêm, tôi cũng có cảm giác hồi hộp, lo lắng. Đến khi tiêm thì nó diễn ra nhanh chóng và không có gì phải lo lắng cả. Hiện tôi thấy sức khỏe vẫn ổn định từ khi tiêm cho đến giờ, chưa có một phản ứng phụ nào đối với tôi. Tôi cũng tin rằng với ý thức phòng chống dịch của người dân tỉnh Thanh Hóa nói riêng và người dân cả nước nói chung, thì vắc xin sẽ là vũ khí hữu hiệu giúp bảo vệ cộng đồng an toàn trước đại dịch.

đào-thanh-bình-gđ.jpg
Người đầu tiên tiêm phòng vắc xin, bác sĩ Đào Thanh Bình, Giám đốc Bệnh viện Phổi Thanh Hóa

 Ông  Lương Ngọc Trương, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thanh Hóa, cho biết: Thanh Hóa là tỉnh đứng thứ 3 toàn quốc được tiêm vắc xin phòng chống Covid-19 với số lượng lớn, vì thế, tỉnh đã rất cẩn trọng chuẩn bị kỹ lưỡng, khoa học từ khâu xây dựng kế hoạch tiêm, rà soát, lập danh sách các đối tượng ưu tiên theo quy định, tập huấn các nội dung liên quan đến công tác tiêm chủng cho nhân viên y tế bài bản và khoa học, đặc biệt chú trọng việc xử lý các phản ứng phụ sau tiêm theo đúng quy định của Bộ Y tế.

Trong 2 ngày từ 22 đến 23/4, ngành Y tế Thanh Hóa tổ chức tiêm vắc xin phòng bệnh COVID-19 cho những người là cán bộ, nhân viên y tế tuyến đầu tham gia công tác phòng, chống dịch và cán bộ trong Ban chỉ đạo phòng, chống dịch của Bệnh viện Phổi Thanh Hóa và hai bệnh viện trên địa bàn huyện Yên Định.

sau-khi-tiêm-vx.jpg
Sau khi tiêm một số các y, bác sĩ, nghỉ ngơi và trở lại làm việc bình thường.

 Hết giai đoạn 1, ngành Y tế sẽ phối hợp với các đơn vị để tổ chức tiêm vắc xin và các  thành viên Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 cấp tỉnh, cán bộ y tế tại các bệnh viện tuyến tỉnh, bệnh viện tuyến huyện, thị xã, thành phố, họp rút kinh nghiệm để tiến hành tiêm chủng giai đoạn tiếp theo.

Để bảo đảm tuyệt đối cho việc tiêm chủng vắc xin Covid-19, ngày 20/4, UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Kế hoạch số 98/KH-UBND về việc triển khai tiêm phòng vắc xin trên địa bàn tỉnh đợt I năm 2021. Chiến dịch tiêm chủng vắc xin trên địa bàn tỉnh được triển khai từ ngày 22/4 đến hết ngày 5/5 với 20.200 liều vắc xin được tiêm.

hình-ảnh-tiêm-vx.jpg
Hình ảnh cán bộ tuyến đầu tiêm vắc xin Covid - 19.

 UBND tỉnh Thanh Hóa đã chỉ đạo ngành Y tế, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh tổ chức các lớp tập huấn kiến thức về quy trình tiêm chủng an toàn, kỹ năng tiêm, sử dụng và bảo quản vắc xin, cách xử trí các phản ứng bất lợi sau tiêm cho các cán bộ trực tiếp triển khai chiến dịch, các đơn vị triển khai tiêm của các bệnh viện, Trung tâm Y tế trên địa bàn toàn tỉnh.

 

Xuân Sơn
Ý kiến bạn đọc
  • “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.

  • “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.

  • Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.

Top