Những ngày qua, dư luận quan tâm về huyện nghèo của tỉnh Thanh Hóa, có đề xuất xin 30 tỷ đồng xây lại trụ sở làm việc.
Quan Hóa là một trong những huyện miền núi nghèo của tỉnh Thanh Hóa, đời sống người dân còn nhiều khó khăn, thiếu thốn, hệ thống giao thông, trường học, trạm y tế, điện còn chưa đáp ứng được nhu cầu cho người dân nơi đây.
Đây cũng là một trong những địa phương có thu nhập đầu người thấp nhất Thanh Hóa, hàng năm thường chịu ảnh hưởng của thiên tai, mưa lũ. Tuy nhiên, huyện đã làm tờ trình gửi UBND tỉnh Thanh Hóa xây dựng trụ sở Huyện ủy mới, với mức đầu tư lên đến 30 tỷ đồng.
Trong khi đó, năm 2020, UBND huyện đã phê duyệt 324 triệu đồng để sửa chữa cải tạo nhà ăn, nhà khách, sân vườn của Huyện ủy khá khang trang.
Cũng trong năm 2020, huyện này đầu tư gần 960 triệu đồng để sửa chữa các hạng mục khác: Khu nhà vệ sinh công cộng, phần tường, cầu thang, hệ thống cửa, nhà làm việc 2 tầng, nhà trực bảo vệ, tường rào…
Việc UBND huyện Quan Hóa có tờ trình xin 30 tỉ đồng đã xây trụ sở làm việc mới như vậy có khả thi hay không khi nguồn ngân sách hoạt động chi thường xuyên đều phải phụ thuộc vào nguồn phân bổ của UBND tỉnh Thanh Hóa?
Bà Hà Thị Hương, Bí thư Huyện ủy Quan Hóa, cho biết: UBND huyện đã gửi tờ trình xin UBND tỉnh Thanh Hóa cho xây trụ sở làm việc mới. Việc này đã thông qua Thường vụ Huyện ủy và đã được đồng ý, bởi trụ sở cũ đã được xây dựng hơn 30 năm và đã xuống cấp. Huyện cũng chỉ mới làm văn bản đề xuất, còn phụ thuộc có được duyệt hay không.
Được biết, bà Hà Thị Hương là Phó Chủ tịch Hội đồng Nhân dân huyện Quan Sơn từ năm 2015 đến nửa năm 2019. Giữa năm 2019, bà Hương đảm nhiệm Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Quan Sơn. Năm 2020, bà Hương là Tỉnh ủy viên, giữ chức Bí thư Huyện ủy Quan Hóa.
Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Đỗ Minh Tuấn cho biết: Đến thời điểm này, UBND tỉnh chưa nhận được văn bản nào của UBND huyện Quan Hóa gửi đề nghị xin kinh phí xây dựng trụ sở mới, mà nếu văn bản gửi lên thì UBND tỉnh Thanh Hóa cũng không đồng ý.
"Thanh Hóa đang ưu tiên phát triển kinh tế - xã hội cho vùng sâu, vùng xa, nâng cao đời sống của người dân ở các huyện. Quan điểm của tỉnh là không thống nhất về đề xuất này", Chủ tịch Đỗ Minh Tuấn khẳng định.
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.