Mưa, bão trong những ngày vừa qua, đã làm thiệt hại nhiều diện tích sản xuất vụ đông của bà con nông dân. Để khắc phục tình trạng này, Sở NN&PTNT tỉnh Thanh Hóa đã kịp thời chỉ đạo để khắc phục sản xuất nông nghiệp trên địa bàn.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, do ảnh hưởng của bão, mưa lớn diễn ra diện rộng vừa qua, trên địa bàn toàn tỉnh, đã làm ảnh hưởng lớn đến tiến độ sản xuất vụ đông cũng như sự sinh trưởng và phát triển của các loại cây trồng của người dân.
Tính đến ngày 15/10, trên địa bàn toàn tỉnh đã gieo trồng được 31.945 ha cây vụ đông, đạt 63,9% diện tích gieo trồng. Trong đó, ngô 12.931ha, đậu tương 216ha , lạc 1.358 ha, khoai lang 1.831 ha, rau màu các loại 194,55ha. Tuy nhiên, do mưa bão, đã làm cho một số diện tích cây trồng vụ đông bị ảnh hưởng, ngô bị ngã đổ, một số cây trồng khác bị ngập cục bộ.
Ðể chăm sóc, bảo vệ cây trồng trong điều kiện mưa bão, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phân công cán bộ tăng cường về cơ sở phối hợp với các địa phương chỉ đạo, hướng dẫn bà con nông dân thực hiện các biện pháp chăm sóc và bảo vệ cây trồng bị thiệt hại do mưa lớn.
Dự báo trong những ngày tới thời tiết diễn biến khó lường, mưa có thể tiếp tục diễn ra trên diện rộng. Để ứng phó với thời tiết cực đoan, khôi phục và ổn định sản xuất sau ảnh hưởng của mưa lớn diễn ra trên địa bàn tỉnh.
Sở NN&PTNTđã có văn bản về việc hướng dẫn một số biện pháp kỹ thuật ứng phó trước, trong và sau Cơn bão số 8 gửi đến các địa phương, đề nghị thực hiện các phương án tiêu nước như khơi thông dòng chảy, nạo vét mương máng, rãnh thoát nước trên ruộng để tránh ngập úng khi gặp mưa lớn. Chuẩn bị đủ lượng hạt giống rau màu để sẵn sàng gieo trồng khôi phục diện tích vụ đông thiệt hại sau mưa bão.
Đối với những diện tích cây vụ đông đã gieo trồng bị ảnh hưởng sau mưa bão, nếu tỷ lệ thiệt hại trên 50% thì phá bỏ, gieo trồng lại khi đảm bảo điều kiện. Tỷ lệ thấp hơn thì nhổ bỏ những cây bị chết, chắm dặm đảm bảo mật độ. Cùng với đó tiêu kiệt nước đệm, xới xáo đất, phá váng khi đất khô. Sử dụng các loại chế phẩm qua lá, kích thích ra rễ để hỗ trợ cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt hơn.
Bên cạnh đó cần phải vun gốc kịp thời để tạo độ thoáng cho đất tránh bị nghẹt rễ và kết hợp bón bổ sung phân lân dễ tiêu, NPK, phòng trừ sâu bệnh kịp thời, nhất là bệnh huyết dụ trên ngô, bệnh héo xanh vi khuẩn, lở cổ rễ trên bí, ớt, dưa chuột, hành tỏi, cà chua.
Đối với cây con trong vườn ươm, thực hiện các biện pháp chăm sóc kết hợp bổ sung bùn loãng tưới lên mặt bầu, bánh ngô bầu, ngô bánh, cây ớt, cà chua, sử dụng chế phẩm sinh học, phân bón qua lá để cây con sinh trưởng tốt đảm bảo tiêu chuẩn trước khi đưa ra trồng ngoài đồng ruộng khi điều kiện thuận lợi.
Trong tiết trời se lạnh đầu đông, nhưng ở trong Trường TH&THCS số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên - Lào Cai), không khí ấm áp và rộn ràng đang tràn ngập nơi đây. Những ngày tháng gian khó sau bão số 3 đã ở lại phía sau, nhường chỗ cho niềm vui và nụ cười rạng rỡ của các em học sinh. Bằng sự tận tụy, ân cần của thầy cô, nhà trường đã trở thành mái nhà thứ hai, nơi tràn đầy tình yêu thương và hy vọng.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.