Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024  
Thứ hai, ngày 11 tháng 7 năm 2022 | 10:12

Thanh Hóa: Khai mạc kỳ họp thứ 7 HĐND tỉnh khóa XVIII

Sáng nay (11/7), Kỳ họp thứ 7, HĐND tỉnh Thanh Hóa khóa XVIII nhiệm kỳ 2021-2026 diễn ra tại Trung tâm hội nghị 25B TP. Thanh Hóa. Ông Đỗ Trọng Hưng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh điều hành kỳ họp.

Kỳ họp thứ 7, HĐND tỉnh khóa XVIII sẽ nghe, thảo luận và thông qua các báo cáo về kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh 6 tháng đầu năm, nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2022.

 

hdnd-tỉnh-kyg-7.jpg
Khai mặc kỳ họp thứ 7, HĐND tỉnh Thanh Hóa khóa XVIII

 

Tại kỳ họp, các đại biểu cũng sẽ xem xét quyết định 48 tờ trình của UBND tỉnh về những vấn đề liên quan đến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, tài chính, ngân sách, chủ trương đầu tư các dự án, các báo cáo thẩm tra của các Ban HĐND tỉnh, các cơ quan ban, ngành trong tỉnh, tiến hành các thủ tục miễn nhiệm chức vụ Ủy viên UBND tỉnh, bầu bổ sung Ủy viên UBND tỉnh khóa XVIII, nhiệm kỳ 2021- 2026.

Phát biểu khai mạc kỳ họp, ông Đỗ Trọng Hưng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh nhấn mạnh: Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các dân tộc tỉnh ta bước vào năm 2022 trong bối cảnh tình hình thế giới, khu vực diễn biến phức tạp; thiên tai, dịch bệnh, nhất là dịch bệnh Covid-19 vẫn diễn biến khó lường, giá nguyên, vật liệu tăng cao tác động bất lợi đến hoạt động sản xuất, kinh doanh và đời sống nhân dân.

 

ah-bt-tu.jpg
Ông Đỗ Trọng Hưng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh khai mạc kỳ họp.

 

Với sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của Trung ương, của Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, sự vào cuộc đồng bộ, kịp thời của cả hệ thống chính trị, sự đồng tình, ủng hộ, nỗ lực vượt bậc của cộng đồng doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh trong 6 tháng đầu năm 2022 vẫn giữ được ổn định và tiếp tục phát triển.

Dịch Covid-19 đã cơ bản được kiểm soát, tỷ lệ số ca mắc Covid-19 và tử vong thuộc nhóm thấp nhất cả nước. Kinh tế tăng trưởng cao, tốc độ tăng trưởng GRDP ước đạt 13,41%, đứng thứ 3 cả nước. Các lĩnh vực kinh tế tiếp tục có bước phát triển, nhiều chỉ tiêu quan trọng tăng khá cao so với cùng kỳ và kế hoạch cả năm, trong đó công nghiệp - xây dựng tăng 18,3%, dịch vụ tăng 7,8%, thuế sản phẩm tăng 36,06%. Thu ngân sách Nhà nước gần đạt dự toán cả năm.

Trong 6 tháng đầu năm chúng ta đã khởi công xây dựng, hoàn thành đưa vào hoạt động một số dự án quy mô lớn, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công đạt khá so với kế hoạch và cao hơn cùng kỳ, trong nhóm các tỉnh, thành phố giải ngân nhanh nhất cả nước.

Về văn hóa - xã hội tiếp tục có chuyển biến tiến bộ, an sinh xã hội được bảo đảm, đời sống nhân dân không ngừng được nâng lên. Quốc phòng - an ninh, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị tiếp tục đổi mới và đạt kết quả tích cực.

 

tdkh-thứ-7.jpg
Các đại biểu tham dự kỳ họp thứ 7, HĐND tỉnh khóa XVIII

 

Những kết quả đạt được nêu trên là rất quan trọng, nhất là trong bối cảnh tình hình chung đang có nhiều khó khăn, song so với mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra và tiềm năng, lợi thế của tỉnh, kết quả trên vẫn chưa đạt được sự mong đợi, kỳ vọng của cử tri và nhân dân trong tỉnh.

Nhất là tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp thấp hơn so với năm trước, thấp hơn kế hoạch và thấp hơn bình quân chung cả nước, việc triển khai thực hiện các dự án đầu tư hạ tầng khu, cụm công nghiệp còn chậm, kết quả giải phóng mặt bằng phục vụ triển khai các dự án sử dụng đất còn thấp so với kế hoạch; giải ngân vốn đầu tư công của một số ngành, địa phương chưa đạt yêu cầù.

Tại kỳ họp này, HĐND tỉnh cần tập trung phân tích, thảo luận, tìm các chủ trương, giải pháp khả thi, để kịp thời khắc phục có hiệu quả những hạn chế, yếu kém nêu trên, đồng thời cần dành thời gian cho việc thảo luận các cơ chế, chính sách, kế hoạch đầu tư công và phân bổ vốn, về chủ trương đầu tư các dự án và các nội dung quan trọng khác, tạo tiền đề vững chắc để tổ chức thực hiện thắng lợi tất cả các mục tiêu, nhiệm vụ những năm tiếp theo.

Với trách nhiệm trước cử tri và nhân dân trong tỉnh, các đại biểu tham dự kỳ họp nêu cao tinh thần, trách nhiệm, tập trung nghiên cứu kỹ các báo cáo, tờ trình, dự thảo nghị quyết, phát huy trí tuệ, thảo luận dân chủ, thẳng thắn, đóng góp nhiều ý kiến có chất lượng để tiếp tục hoàn thiện và quyết nghị các nội dung vào cuối kỳ họp.

Trong 6 tháng đầu năm 2022 dù gặp nhiều khó khăn, thách thức, song với sự chỉ đạo kịp thời, sát sao của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, sự nỗ lực của các cấp, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân trong tỉnh, kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị của tỉnh vẫn đạt nhiều kết quả tích cực.

Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) ước đạt 13,41%, đứng thứ 3 cả nước. Các lĩnh vực kinh tế tiếp tục có bước phát triển, nông nghiệp sản xuất ổn định, không để xảy ra dịch bệnh lớn trên cây trồng, vật nuôi, trong công nghiệp, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 18,07%, có 23/26 sản phẩm công nghiệp tăng so với cùng kỳ.

 

anh-thi-pct-thường-trực.jpg
Ông Nguyễn Văn Thi, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, trình bày báo cáo tóm tắt tình hình phát triển kinh tế của tỉnh trong 6 tháng đầu năm.

 

Hoạt động du lịch tăng trưởng mạnh, trong 6 tháng đầu năm toàn tỉnh ước đón 6,82 triệu lượt khách du lịch, gấp 2,3 lần cùng kỳ trong đó có 44,6 nghìn lượt khách quốc tế, gấp 2,2 lần cùng kỳ. Thu ngân sách Nhà nước gần đạt dự toán cả năm và tăng cao so với cùng kỳ, ước đạt 26.334 tỷ đồng, bằng 93,6% dự toán, tăng 63,4% so với cùng kỳ.

Các lĩnh vực văn hóa - xã hội tiếp tục chuyển biến tiến bộ, giáo dục mũi nhọn, thể thao thành tích cao đạt kết quả nổi bật; tổ chức thành công nhiều sự kiện lớn, quan trọng, có sức lan tỏa mạnh, được dư luận và Nhân dân hoan nghênh, đánh giá cao; dịch Covid-19 được kiểm soát hiệu quả, tỷ lệ số ca tử vong trên tổng số ca nhiễm thấp hơn trung bình cả nước; các chính sách an sinh xã hội được quan tâm thực hiện, đời sống Nhân dân được nâng lên. Quốc phòng - an ninh được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm.

Bên cạnh đánh giá những kết quả đạt được, báo cáo cũng đã thẳng thắn chỉ rõ 9 khó khăn, hạn chế và chỉ rõ những nguyên nhân của những khó khăn, hạn chế. Báo cáo cũng đã nêu lên những nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm 6 tháng cuối năm 2022.

 

thanh-thủy.jpg
Bà Phạm Thị Thanh Thủy, Trưởng ban Dân vận, Chủ tịch Uỷ ban MTTQ thông báo ý kiến và kiến nghị của cử tri  tới kỳ họp.

 

Tiếp đó, bà Phạm Thị Thanh Thủy, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh đã thông báo của Ủy ban MTTQ tỉnh về công tác Mặt trận tham gia xây dựng chính quyền và tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 7, HĐND tỉnh khóa XVIII.

Theo đó, 6 tháng đầu năm 2022, Ủy ban MTTQ tỉnh đã tham gia góp ý vào 43 dự thảo luật, văn bản của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và các văn bản quy phạm pháp luật của UBND tỉnh. Trong đó, Ủy ban MTTQ các cấp trong tỉnh đã chủ trì tổ chức 123 hội nghị phản biện xã hội đối với các cơ chế, chính sách, các chương trình, đề án của tỉnh, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương.

Ủy ban MTTQ tỉnh đã phối hợp với Đoàn ĐBQH tỉnh, Thường trực HĐND tỉnh tổ chức 50 cuộc tiếp xúc cử tri theo quy định của pháp luật của đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND tỉnh với 8.898 cử tri tham gia, đã có 369 ý kiến kiến nghị.

Hoạt động giám sát của Ủy ban MTTQ các cấp được thực hiện bảo đảm theo kế hoạch đề ra và đi vào nề nếp, có chất lượng, tập trung giám sát những vấn đề được Nhân dân quan tâm; đã chủ trì thực hiện 613 cuộc giám sát, các ban thanh tra Nhân dân giám sát 628 vụ việc, kiến nghị giải quyết 165 vụ việc.

Cử tri và nhân dân tin tưởng, đánh giá cao sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành quyết liệt, sáng tạo và hiệu quả của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, sự vào cuộc mạnh mẽ, đồng bộ của MTTQ, các ban, ngành, đoàn thể, cộng đồng doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh, tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2022 trên địa bàn tỉnh tiếp tục có bước phát triển, đạt nhiều kết quả tích cực trên các lĩnh vực.

Cử tri gửi ý kiến, kiến nghị đến Kỳ họp thứ 7, HĐND tỉnh khóa XVIII đó là: Đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo quyết liệt hơn việc tái cơ cấu ngành nông nghiệp, khẩn trương xây dựng và số hóa bản đồ nông hóa thổ nhưỡng phục vụ chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên địa bàn tỉnh.

Quan tâm thu hút các doanh nghiệp đầu tư về nông thôn, miền núi, đặc biệt là các doanh nghiệp có nhu cầu cần nhiều lao động để giải quyết việc làm, tạo thu nhập cho nhân dân, có chính sách hỗ trợ giá, kích cầu cho ngành chăn nuôi để người dân yên tâm sản xuất. hỗ trợ ngư dân khắc phục khó khăn để tiếp tục ra khơi khai thác hải sản, quan tâm, chỉ đạo đẩy nhanh việc đầu tư các hạng mục hạ tầng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp để thu hút các doanh nghiệp vào đầu tư sản xuất.

 

mxl-pct-tinh.jpg
Ông Mai Xuân Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh báo báo về kết quả giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri với các đại biểu tham dự kỳ họp HĐND tỉnh.

 

Cũng tại kỳ họp, ông Mai Xuân Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh trình bày báo cáo của UBND tỉnh về kết quả giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ tư, HĐND tỉnh khóa XV.

Theo đó, tiếp thu kiến nghị của cử tri về quan tâm ban hành cơ chế hỗ trợ chi phí đầu vào vật tư nông nghiệp và đấu mối hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp đảm bảo sản xuất và thu nhập cho nông dân. UBND tỉnh đề nghị các sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện có hiệu quả các chính sách đã ban hành, đồng thời tăng cường công tác thông tin tuyên truyền hướng dẫn để người dân, doanh nghiệp chủ động thực hiện. Ngoài ra, tham mưu, đấu mối với các doanh nghiệp tổ chức các hội nghị kết nối cung cầu, quảng bá sản phẩm nông nghiệp của tỉnh, tìm kiếm thị trường, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp cho người dân.

Cử tri đề nghị nghiên cứu nâng mức hỗ trợ nhà lưới: HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 185/2021/NQ-HĐND ngày 10-12-2021 về việc ban hành chính sách pháp triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2022- 2025, trong đó không còn nội dung hỗ trợ sản xuất rau an toàn trong nhà lưới. Vì vậy, UBND tỉnh đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố tuyên truyền và triển khai đến cử tri để tổ chức thực hiện.

Cử tri đề nghị HĐND tỉnh có cơ chế, chính sách bình ổn giá vật tư nông nghiệp, thức ăn chăn nuôi gia súc. UBND tỉnh giao Sở NN&PTNT chủ trì phối hợp với các đơn vị, địa phương trong thời gian tới cần tập trung thực hiện các giải pháp bình ổn các loại vật tư nông nghiệp, giải pháp bình ồn giá thức ăn chăn nuôi gia súc. Trong đó, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát để ngăn chặn hành vi đầu cơ găm hàng, tăng giá, sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp, thức ăn chăn nuôi không đảm bảo chất lượng thực hiện kê khai giá, niêm yết giá đối với mặt hàng theo quy định.

 

 

Xuân Sơn
Ý kiến bạn đọc
  • “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.

  • “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.

  • Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.

Top