Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ tư, ngày 1 tháng 5 năm 2024  
Thứ tư, ngày 8 tháng 12 năm 2021 | 9:55

Thanh Hóa: Khai mạc Kỳ họp thứ tư, HĐND tỉnh khóa XVIII

Sáng nay (8/12), tại Trung tâm Hội nghị của tỉnh Thanh Hóa, HĐND tỉnh khóa XVIII, nhiệm kỳ 2021 - 2026, đã khai mạc kỳ họp thứ tư.

Kỳ họp thứ tư, HĐND tỉnh khóa XVIII sẽ nghe, thảo luận và thông qua các báo cáo gồm: Tình hình kinh tế - xã hội năm 2021, kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội năm 2022, Thông báo của Ủy ban MTTQ tỉnh về công tác Mặt trận tham gia xây dựng chính quyền và tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ tư, HĐND tỉnh khóa XVIII.

 

hđng-tỉnh.jpg
Các đại biểu tham dự kỳ họp thứ 4HĐND tỉnh khóa XVIII, nhiệm kỳ 2021-2026

Báo cáo của UBND tỉnh về kết quả thực hiện ý kiến, kiến nghị của cử tri gửi tới kỳ họp thứ nhất, HĐND tỉnh khoá XVIII. Báo cáo của Viện kiểm sát Nhân dân tỉnh về tình hình tội phạm và công tác kiểm sát năm 2021. Báo cáo của Tòa án Nhân dân tỉnh về công tác xét xử, thi hành án hình sự năm 2021, nhiệm vụ trọng tâm năm 2022. Đoàn ĐBQH tỉnh báo cáo kết quả Kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XV. Báo cáo của Thường trực HĐND tỉnh về kết quả giám sát việc thực hiện quản lý nhà nước về cấp thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh từ năm 2018 đến nay.

Kỳ họp lần này, các đại biểu cũng sẽ xem xét quyết định 38 tờ trình của UBND tỉnh về những vấn đề liên quan đến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, tài chính- ngân sách, đất đai, biên chế, các cơ chế, chính sách, chủ trương đầu tư các dự án, các báo cáo thẩm tra của các Ban HĐND tỉnh, bầu bổ sung Phó Trưởng ban Văn hóa - Xã hội, HĐND tỉnh khóa XVIII, nhiệm kỳ 2021- 2026.

 

đỗ-trọng-hưng.jpg
Ông Đỗ Trọng Hưng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh khai mạc kỳ họp.

Phát biểu khai mạc kỳ họp, ông Đỗ Trọng Hưng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh nhấn mạnh: Từ đầu năm 2021 đến nay, đại dịch Covid-19 với những biến chủng mới, lây lan nhanh và nguy hiểm hơn, bên cạnh đó tình hình biến đổi khí hậu, thời tiết cực đoan và dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm, đã ảnh hưởng nặng nề đến các hoạt động kinh tế xã hội và đời sống của nhân dân.

Trong bối cảnh đó, với sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của Trung ương, của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, sự vào cuộc đồng bộ, kịp thời của cả hệ thống chính trị, sự đồng tình, ủng hộ, nỗ lực vượt bậc của cộng đồng doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh, bức tranh tổng thể kinh tế  xã hội của tỉnh ta tiếp tục có nhiều điểm sáng và đạt nhiều kết quả quan trọng trên các lĩnh vực, có 20/25 chỉ tiêu chủ yếu năm 2021 được HĐND tỉnh quyết nghị đã hoàn thành và hoàn thành vượt kế hoạch đề ra.

 

kỳ-họp-thứ-4.jpg
Kỳ họp này thông qua nhiều nội dung quan trọng trong phát triển kinh tế -xã hội của tỉnh giai đoạn 2021 -2025

Trước những thách thức và khó khăn, nhưng kinh tế của tỉnh vẫn tăng trưởng khá cao, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) ước đạt 8,85%, thuộc nhóm 5 tỉnh, thành phố có tốc độ tăng trưởng cao nhất cả nước. Các chỉ tiêu kinh tế quan trọng đều tăng khá và tăng cao so với cùng kỳ, trong đó thu ngân sách nhà nước, giá trị xuất khẩu, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công đạt cao nhất từ trước đến nay. Các hoạt động văn hóa xã hội duy trì ổn định. Các chính sách an sinh xã hội được quan tâm thực hiện, đời sống nhân dân được đảm bảo. Quốc phòng an ninh, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.

Công tác phòng, chống dịch Covid-19 được tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện quyết liệt, bài bản, sáng tạo, bảo đảm thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh, hạn chế tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế - xã hội.

Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị tiếp tục được quan tâm chỉ đạo, triển khai, thể chế hóa, cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết số 58-NQ/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX.

 

các-đại-biểu.jpg
Kỳ họp lần này tiếp tục được đổi mới là kỳ họp không giấy tờ, các đại biểu được truy cập bằng hệ thống máy tính để xem tài liệu

Đặc biệt đã chủ động, tích cực phối hợp với các bộ, ngành chức năng xây dựng, báo cáo Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, trình Quốc hội khóa XV ban hành Nghị quyết số 37/2021/QH15 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Thanh Hóa. Đây là văn bản có ý nghĩa quan trọng, tạo hành lang pháp lý, điều kiện thuận lợi, mở ra thời cơ, động lực mới cho kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển.

Chủ tịch HĐND tỉnh đánh giá cao tinh thần trách nhiệm, đóng góp công sức, trí tuệ của nhân dân tỉnh nhà vào thành tích chung của tỉnh, đồng thời biểu dương những nỗ lực, cố gắng, phấn đấu không ngơi nghỉ của đội ngũ cán bộ y tế, chiến sĩ quân đội, công an nhân dân và các lực lượng trên mặt trận tuyến đầu chống dịch, sự đồng tình ủng hộ, sự sẻ chia của cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân trong thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, cũng như tích cực tham gia đóng góp ủng hộ, chung tay phòng, chống dịch Covid-19.

Kỳ họp lần này có khối lượng công việc rất lớn, quyết định nhiều nội dung quan trọng của tỉnh trong năm 2022 và cả giai đoạn 2021- 2025, nhằm triển khai thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX.

Chủ tịch HĐND tỉnh đề nghị các vị đại biểu với trách nhiệm người đại biểu nhân dân, từ thực tiễn sinh động, phong phú của ngành, lĩnh vực và địa phương mình, tích cực tham gia thảo luận, đóng góp thật nhiều ý kiến tâm huyết, sâu sắc, chất lượng, chất vấn đúng và trúng các vấn đề trọng tâm, thời sự mà cử tri quan tâm, đồng thời xem xét, quyết định các vấn đề quan trọng thuộc nội dung chương trình kỳ họp đã được thông qua, đáp ứng lòng mong đợi của cử tri và nhân dân các dân tộc trong tỉnh.

 

ông-thi.jpg
Ông Nguyễn Văn Thi, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, báo cáo tóm tắt tình hình phát triển kinh tế của tỉnh trong năm qua.

Ông Nguyễn Văn Thi, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh trình bày báo cáo tóm tắt hình kinh tế - xã hội năm 2021, kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội năm 2022.

Năm 2021, mặc dù gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhất là tác động tiêu cực của hai đợt bùng phát dịch Covid-19, song, UBND, Chủ tịch UBND tỉnh đã tập trung chỉ đạo, điều hành quyết liệt, kịp thời, linh hoạt, sáng tạo và hiệu quả, vừa bao quát toàn diện, vừa có trọng tâm, trọng điểm “nhiệm vụ kép”.

Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) năm 2021 ước đạt 8,85%, đứng thứ 5/63 tỉnh, thành phố trong cả nước. Tổng sản lượng lương thực ước đạt 1,61 triệu tấn, vượt 4,5% kế hoạch, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) ước tăng 16,93% so với cùng kỳ. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng 11,7%; giá trị xuất khẩu năm 2021 ước đạt 5.339 triệu USD, vượt 33,5% so với kế hoạch, tăng 42,7%, nhập khẩu hàng hóa ước đạt 6.616 triệu USD, tăng 24,4%. Thu Ngân sách nhà nước cao nhất từ trước đến nay, ước đạt 32.420 tỷ đồng, vượt 22% dự toán năm và tăng 3% so với cùng kỳ...

Các lĩnh vực văn hóa - xã hội tiếp tục có chuyển biến tích cực. Đã chủ động linh hoạt, điều chỉnh kế hoạch kết thúc năm học 2020- 2021 phù hợp với tình hình, diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, giáo dục mũi nhọn, thể thao thành tích cao tiếp tục đạt được những kết quả tích cực, các chính sách an sinh xã hội được thực hiện đầy đủ, kịp thời, đời sống nhân dân được nâng lên. Quốc phòng - an ninh được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm.

Bên cạnh đánh giá những kết quả đạt được, báo cáo cũng đã thẳng thắn chỉ rõ 9 nội dung tồn tại hạn chế và chỉ rõ những nguyên nhân của những hạn chế yếu kém.

 

mai-xuân-liêm.jpg
Ông Mai Xuân Liêm, Phó chủ tịch UBND tỉnh, báo cáo giải trình những ý kiến của cử tri gửi tới kỳ họp lần thứ nhất.

Về kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội năm 2022, báo cáo đề ra 25 chỉ tiêu chủ yếu, trong đó về kinh tế có 12 chỉ tiêu chủ yếu, văn hóa- xã hội có 9 chỉ tiêu chủ yếu, môi trường có 3 chỉ tiêu chủ yếu, an ninh trật tự có 1 chỉ tiêu chủ yếu. Báo cáo cũng đề ra 10 nhóm nhiệm vụ, giải pháp để thực hiện.

Để nền kinh tế của tỉnh nhà ngày càng phát triển hơn, cử tri đề nghị quan tâm chính sách đầu tư phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại khu vực miền núi, hỗ trợ tìm kiếm thị trường tiêu thụ nông sản cho nông dân. HĐND tỉnh đã có Nghị quyết số 192/2019/NQ-HĐND ngày 16/10/2019 về việc ban hành chính sách khuyến khích tích tụ, tập trung đất đai phát triển sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh đến năm 2025. Vì vậy, UBND tỉnh đã giao UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện cơ chế, chính sách trên đến nhân dân và các doanh nghiệp tham gia thực hiện chính sách.

Bên cạnh đó, cử tri đề nghị có cơ chế, chính sách hỗ trợ các xã trong việc xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu, có cơ chế, chính sách riêng cho từng vùng, khu vực, đồng thời, nâng cao mức thưởng đối với các thôn, xã đạt nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu.

Hiện nay, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng cơ chế, chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2022-2025, trong đó, mức thưởng cho các xã đạt NTM, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu dự kiến cao hơn giai đoạn 2016- 2020, chính sách hỗ trợ xây dựng công trình đã tính đến yếu tố khu vực cụ thể, các xã miền núi đặc biệt khó khăn dự kiến mức hỗ trợ cao hơn các xã thuộc các vùng khác.

 

Xuân Sơn
Ý kiến bạn đọc
  • Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Theo vòng quay của thời gian, lại một tháng Tư nữa lại về! Tháng Tư về, nhiều khoảnh khắc thiên nhiên tươi đẹp đọng lại trong mỗi người khi mùa Xuân sắp qua đi, nhường chỗ cho mùa Hè tràn ngập ánh vàng lấp lánh của nắng, sắc trắng mong manh của hoa loa kèn có mặt ở mọi nẻo đường, nhiều góc phố Thủ đô yêu dấu.

  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

Top