Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ ba, ngày 19 tháng 3 năm 2024  
Thứ tư, ngày 18 tháng 7 năm 2018 | 7:8

Thanh Hóa: Khu ổ chuột tồn tại ngay trong lòng thành phố

Không đường giao thông, không hệ thống thoát nước, không sổ đổ… đó là những khó khăn của 80 hộ dân tại khu phố Quang Trung, Phường Đông Hương, TP. Thanh Hóa đang phải hứng chịu suốt mấy chục năm qua.

Khu Phố của những số không

Nằm tại trung tâm thành phố Thanh Hóa, nhưng ở xóm Hàu, phố Quang Trung, phường Đông Hương lại có cuộc sống gần như đối lập hoàn toàn. Nếu không xem hồ sơ, địa chỉ thì không ai giám nghĩ đây là một khu phố.

Chúng tôi tìm đến khu phố “ổ chuột” vào giữa tháng 7, khi đường phố đang tấp nập người mua kẻ bán thì nơi đây lại trở nên vắng lặng. Ngay cả tiếng cười nói của trẻ thơ cũng im bặt. Cuộc sống của bà con nơi đây giường như đang chìm vào quên lãng. Cách đó vài chục mét là những ngôi nhà cao tầng tưởng chừng chọc thủng trời xanh thì nơi đây đang phải hứng những giọt mưa do nhà dột.

 

2-1.jpg
Những hộ dân nơi đây đang phải sống trong căn nhà cấp bốn dột nát từ thời cha ông để lại.

Lội qua những con đường ngập nước, đi men theo lối mòn trơn trượt, chúng tôi đã tìm đến nhà ông Lê Ngọc Sơn, 60 tuổi trú tại xóm Hàu, lúc ông đang cắt từng miếng bạt che tạm mái nhà để đỡ dột.

Ông Sơn cho biết: “gia đình tôi đã ở đây từ trước năm 1988, nay tuổi đã cao, sức yếu lại phải thường xuyên sống trong cảnh nhà cửa dột nát, khi có cơn mưa to nước ngập lênh láng khắp nhà, con cháu tôi thì không có chỗ chui ra, vào cho tử tế...”.

Không chỉ sống trong cảnh nhà dột, ngay cả đường giao thông cũng không có. Nói là trung tâm thành phố, có tên đường, số nhà, nhưng những con đường này chỉ đủ rộng cho chiếc xe đạp đi qua. Những ngày mưa gió, người dân ở đây phải bì bõm lội nước mấy ngày trời do không có hệ thống tiêu úng.

Bà Lê Thị Lan, trú tại xóm Hàu bức xúc nói: “Nhà cửa dột nát chúng tôi có thể lấy bạt che chắn để sống tạm, đằng này đường đi cũng không có, không may có người ốm đau, xe cấp cứu không vào được thì chúng tôi biết kêu ai. Đặc biệt là mấy cháu nhỏ, chỉ cần mưa lớn một hôm, nước đã lênh láng khắp nhà, khắp đường nên đi lại hết sức khó khăn”.

1-1.jpg
Để vào được khu ổ chuột thì bà con nơi đây phải lội qua cái ao tù giữa ngã tư

Qua tìm hiểu được biết, ngày 21/9/2014, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ký Quyết định số 2958/QĐ-CT về việc chấp thuận đầu tư xây dựng Khu đô thị mới Bắc Lê Lợi, thành phố Thanh Hóa do Công ty TNHH xây dựng và SXVLXD Bình Mình(tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) làm chủ đầu tư; hình thức xây mới tại xã Đông Hương, TP. Thanh Hóa.

Sau gần 14 năm thi công và đi vào hoạt động đây được xem là khu đô thị văn minh, hiện đại bậc nhất tại địa phương. Thế nhưng, hơn 80 hộ dân tại xóm Hàu, xã Đông Hương nằm ngay trong lòng khu đô thị vẫn phải sống trong những căn nhà cấp bốn dột nát.

Trách nhiệu thuộc về… dân

Liên quan đến việc 80 hộ dân sinh sống trong khu ổ chuột giữa lòng đô thị hơn mấy chục năm nay. PV. đã có buổi làm việc với các cơ quan chức năng liên quan.

Ông Lê Văn Lục, Phó Chủ tịch Phường Đông Hương, cho biết: “Sau khi được tỉnh chấp thuận để xây dựng khu đô thị, Ban kiểm kê, giải phóng mặt bằng đã tiến hành họp dân để bàn về phương án đền bù, tái định cư. Tuy nhiên, đây là làng cổ nên đa số các hộ dân không đồng ý di dời nên nhà thầu đành chia nhỏ gói thầu để thi công”.

Cũng theo ông Lục, việc triển khai xây dựng khu đô thị chậm là do mặt bằng tái định cư lúc đó chưa có. Trong khi phía chủ đầu tư yêu cầu mặt  bằng sạch để thi công, nhưng lúc đấy ngân sách của tỉnh lại không đủ.

3-1.jpg
Chỉ cần vài hạt mưa những con đường trong khu ổ chuột này lênh langd nước

Việc các hộ dân phải sinh sống trong khu dột nát, chính quyền cũng rất thông cảm và chia sẻ, trước mắt chúng tôi đã đề nghị xin hệ thống bơm thoát nước để tránh tình trạng ngập lụt.

“Về việc xây mới, sửa chữa nhà cửa của các hộ dân, do đất nằm trong khu quy hoạch nên người dân phải tuân thủ theo quy định của pháp luật. Nếu các hộ dân vẫn không chịu tái định cư thì sẽ dùng phương án tái định cư tại chỗ. Các hộ dân sẽ xây nhà trong khu quy hoạch nhưng phải theo thiết kế chung”, ông Lục cho biết.

Báo Kinh tế nông thôn tiếp tục thông tin đến bạn đọc.

 

 

 

 

Hà Khải - Xuân Sơn
Ý kiến bạn đọc
  • Lan tỏa thông điệp bảo tồn động vật hoang dã đến sinh viên

    Lan tỏa thông điệp bảo tồn động vật hoang dã đến sinh viên

    Tỉnh Quảng Nam nâng cao hiểu biết, kiến thức về đa dạng sinh học và bảo tồn động vật hoang dã ở nhóm khách hàng tiềm năng và trẻ tuổi, đặc biệt là nhóm sinh viên. Thúc đẩy sự tham gia của ngành giáo dục nói chung và sinh viên nói riêng vào công tác giảm cầu tiêu thụ thịt động vật hoang dã (ĐVHD) trái phép.

  • Chiến dịch hành động vì động vật hoang dã

    Chiến dịch hành động vì động vật hoang dã

    UBND thành phố Huế vừa phối hợp cùng với Dự án “Quản lý rừng bền vững và Bảo tồn đa dạng sinh học” (VFBC, do Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ tài trợ), Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên - WWF Việt Nam và Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên - Huế tổ chức Lễ phát động chiến dịch hành động vì động vật hoang dã (ĐVHD).

  • Hội An tổ chức thành công ngày hội bắp nếp

    Hội An tổ chức thành công ngày hội bắp nếp

    Trong hai ngày 16-17/3 (nhằm mồng 7 và mồng 8 tháng hai âm lịch) đã diễn ra Ngày hội bắp nếp Cẩm Nam – Hội An 2024 tại thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam với nhiều hoạt động đặc sắc.

Top