Rạng sáng ngày 12/10, đê sông Cầu Chày thuộc địa phận xã Xuân Minh, huyện Thọ Xuân bị vỡ một đoạn dài, chính quyền địa phương đã huy động hàng trăm người tham gia cứu đê.
Trưa ngày 12/10, việc cứu đê sông Cầu Chày tại xã Xuân Minh, huyện Thọ Xuân cơ bản đã hoàn thành nhờ sự nỗ lực của hàng trăm con người thuộc các đơn vị quân đội, công an như Sư đoàn 324, Tiểu đoàn 9, Công an huyện Thọ Xuân, Phòng Cảnh sát PCCC số 5, cùng chính quyền địa phương và người dân.
Hàng trăm cán bộ chiến sĩ tham gia cứu đê vỡ
Khoảng gần 4h sáng nay, một đoạn đê sông Cầu Chày, thuộc địa phận xã Xuân Minh, huyện Thọ Xuân bị vỡ một đoạn dài khoảng 7m, rộng 3m.
Để kịp thời ngăn dòng nước lũ, chính quyền địa phương đã huy động lực lượng lên đến hàng trăm người khẩn trương cứu đê. Trong lúc nguy cấp, một chiếc máy xúc đã được đẩy xuống chặn dòng, hạn chế sức chảy của lũ.
Theo lãnh đạo huyện Thọ Xuân, ban đầu, địa phương định dùng một chiếc ô tô để lấp chỗ vỡ, thế nhưng sợ xe bị cuốn trôi nên quyết định dùng máy xúc. Vì máy xúc có thanh chắn hai bên nên khi đẩy xuống, sẽ khó bị cuốn trôi. Sau khi đẩy chiếc máy chặn lỗ thủng, lực lượng tiếp tục gia cố bằng đất đá để giữ giữ đê.
Rất may sự việc đã được khắc phục kịp thời. Nếu đê vỡ lớn sẽ gây ảnh hưởng lớn tới 6 xã ngoài đê như Xuân Minh, Xuân Lai, Xuân Tín, Xuân Lập, Xuân Tân, Thọ Thắng.
Khoảng hơn 12h trưa nay (12/10), đoạn đê bị vỡ cơ bản đã được gia cố. Tuy nhiên, nếu lũ không rút, đoạn đê này vẫn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro.
Trước đó, huyện Thọ Xuân đã chỉ đạo tất cả các xã thuộc lưu vực các sông trên địa bàn triển khai phương án di dân lòng sông; tổ chức di dời tài sản, gia súc, gia cầm về nơi tránh trú an toàn.
Xuân Sơn
Tối 22/11, tại Bảo tàng tỉnh Phú Yên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Bến Vũng Rô và hoạt động tiếp nhận chi viện từ những chuyến Tàu Không số”. Hoạt động nhằm hướng đến kỷ niệm 60 năm Bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên của Tàu Không số (28/11/1964 – 28/11/2024).
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.