Thành lập thị trấn Vĩnh Viễn: Đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế
Với lợi thế là trung tâm chính trị, kinh tế của huyện Long Mỹ (tỉnh Hâu Giang) cùng vị trí địa lý, giao thông thuận lợi, việc thành lập thị trấn Vĩnh Viễn thuộc huyện Long Mỹ là cần thiết.
Với lợi thế là trung tâm chính trị, kinh tế của huyện Long Mỹ (tỉnh Hâu Giang) cùng vị trí địa lý, giao thông thuận lợi, xã Vĩnh Viễn có vai trò là trung tâm đầu mối ảnh hưởng và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội lan tỏa đến các xã trong huyện và các xã phía Nam TP. Vị Thanh, tạo điều kiện cho việc giao lưu văn hóa và các hoạt động kinh tế như: tập kết, trao đổi hàng hóa nông sản, công nghiệp và dịch vụ thương mại của toàn huyện cùng các vùng lân cận. Do đó, việc thành lập thị trấn Vĩnh Viễn thuộc huyện Long Mỹ là cần thiết, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương
Xã Vĩnh Viễn nằm về phía Bắc huyện Long Mỹ, có vị thế trung tâm của huyện Long Mỹ có hơn 40,6 km2 diện tích tự nhiên; 3.448 hộ với 14.692 nhân khẩu, quản lý hành chính 7 ấp. Xã có lợi thế nằm trên trục giao thông 1 kinh tế quan trọng như tỉnh lộ 930 nối từ quốc lộ 61B (trung tâm thị xã Long Mỹ) đi quốc lộ 63 (Kiên Giang) và tuyến đường tỉnh 931 (dự kiến) nối từ TP. Vị Thanh đi thị trấn Ngan Dừa (Bạc Liêu). Đường thủy có tuyến kênh Mười Thước và kênh Mười Ba nối ra sông Cái lớn, là điểm nút giao thông quan trọng để phát triển ngành dịch vụ thương mại, trao đổi buôn bán, giao lưu văn hóa khu vực. Xã là nơi đóng trụ sở của các cơ quan Đảng, chính quyền và đoàn thể của huyện Long Mỹ từ lúc thành lập huyện cho đến nay. Và đây cũng là một trong ba xã đầu tiên của tỉnh Hậu Giang được công nhận xã nông thôn mới.
Những năm qua, nhất là sau khi điều chỉnh địa giới hành chính thành lập huyện Long Mỹ, Vĩnh Viễn đã có những bước tiến bộ rất cơ bản về kinh tế - xã hội, hạ tầng cơ sở; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực; thu ngân sách đạt khá. Quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng, nhiều dự án, khu dân cư được đầu tư xây dựng; cảnh quan kiến trúc, bộ mặt đô thị đã được chỉnh trang và cải thiện đáng kể, các công trình văn hoá, giáo dục cơ bản được đầu tư nâng cấp. Tình hình văn hóa - xã hội cũng có nhiều chuyển biến tích cực; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được cải thiện và từng bước được nâng cao; xoá đói giảm nghèo đã đạt được kết quả khả quan, tỷ lệ hộ nghèo của xã ngày một giảm...
Theo ông Đồng Văn Thanh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang, trước thực tế phát triển mạnh mẽ về tất cả các mặt của xã hội, Vĩnh Viễn không nằm ngoài quy luật mà các đô thị khác đã trải qua. Đó là các thách thức về quản lý xã hội ngày càng phức tạp với nhiều vấn đề cần giải quyết như: quản lý công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ; quản lý quy hoạch xây dựng, kiến trúc; quản lý kết cấu hạ tầng kỹ thuật; quản lý dân cư; phòng chống các tệ nạn xã hội; bảo đảm trật tự công cộng, cảnh quan và bảo vệ môi trường. Để đảm bảo cho sự phát triển đó không bị cản trở do các quy định của chính quyền nông thôn hiện hành và mang lại lợi ích của Vĩnh Viễn nói riêng cũng như lợi ích của tỉnh và của quốc gia nói chung, cần có một giải pháp quản lý hợp lý trong công tác chính quyền địa phương, nhằm nâng cao hiệu quả của chính quyền trong quản lý tổng thể xã hội. Vì vậy, thành lập chính quyền đô thị là yêu cầu tất yếu khách quan nhằm mang lại hiệu quả trong công tác quản lý lãnh thổ và lợi ích chung của địa phương và của vùng; tạo ra bước tiến mạnh mẽ hơn nữa đưa xã Vĩnh Viễn trở thành đầu tàu kinh tế, chính trị, là trung tâm cấp huyện thực sự phát triển của huyện Long Mỹ.
Theo phương án thành lập thị trấn Vĩnh Viễn đã được phê duyệt, thị trấn được đặt theo tên xã và Vĩnh Viễn hiện tại, thuộc huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang. Thị trấn được thành lập trên cơ sở nguyên trạng xã Vĩnh Viễn, gồm: 40,6447km2 diện tích tự nhiên, 14.629 nhân khẩu và 7 ấp. Thị trấn Vĩnh Viễn nằm về phía Bắc huyện Long Mỹ; đi theo đường tỉnh 930, thị trấn Vĩnh Viễn cách thị xã Long Mỹ khoảng 15km. Thị trấn có địa giới hành chính phía Đông giáp xã Vĩnh Thuận Đông, xã Thuận Hưng; phía Tây giáp xã Vĩnh Viễn A; phía Nam giáp xã Lương Tâm, xã Xà Phiên; phía Bắc giáp xã Tân Tiến và xã Hỏa Lựu (TP. Vị Thanh), xã Vĩnh Thuận Tây (huyện Vị Thủy). Trụ sở làm việc đặt tại trụ sở làm việc hiện có của xã Vĩnh Viễn.
“Việc thành lập thị trấn Vĩnh Viễn là phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch tổng thể đơn vị hành chính, các định hướng quy hoạch, chương trình phát triển đô thị và quy hoạch ngành, lĩnh vực có liên quan đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Việc thành lập thị trấn Vĩnh Viễn sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc xác lập cơ sở pháp lý và khoa học để quản lý đất đai, quản lý sự phát triển đô thị và nông thôn, tạo tiền đề và định hướng phát triển kinh tê - xã hội gắn với quá trình hiện đại hóa về sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, phát triển thương mại, dịch vụ trên hiện trạng sẵn có của khu quy hoạch thị trấn Vĩnh Viễn, từng bước nâng cao công tác quản lý giải quyết tốt các thủ tục hành chính cho người dân theo quy định, đồng thời phát triển kinh tế - xã hội, từ đó nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân địa phương; tạo điều kiện thuận lợi để đầu tư xây dụng cơ sở hạ tầng, chỉnh trang đô thị và xây dựng các cụm dân cư mới theo các dự án của huyện Long Mỹ”, ông Thanh cho biết thêm.
Việc thành lập thị trấn Vĩnh Viễn cũng là hiện thực hóa quy hoạch đô thị đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, nhằm nâng cao tính hiệu quả và tính khả thi của công tác quy hoạch đô thị để tạo ra mạng lưới đô thị ở Hậu Giang cũng như hòa chung vào mạng lưới đô thị toàn quốc, từ đó tạo nên một hệ thống đô thị được kết nối, liên kết với nhau một cách hài hòa hỗ trợ nhau trong phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo quốc phòng - an ninh trong vùng, trong quốc gia. Đồng thời góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước; phát huy tiềm năng, lợi thế nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện Long Mỹ nói riêng và tỉnh Hậu Giang nói chung./.
Chương trình từ thiện: Cùng em đến trường hỗ trợ học sinh nghèo “Viết tiếp ước mơ” giai đoạn 2025 - 2028 sẽ hỗ trợ cho hàng nghìn học sinh nghèo tại các vùng khó khăn, biên giới, hải đảo và vùng chịu thiệt hại nặng nề do bão lũ.
Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã triển khai gói tín dụng 2.500 tỷ đồng để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp khắc phục thiệt hại do bão Yagi gây ra. Ngoài ra, Ngân hàng cũng thực hiện các giải pháp cơ cấu nợ, giãn, hoãn nợ cho khách hàng phù hợp với tình hình thực tế.
Mới đây, tại các Điện lực trực thuộc Công ty Điện lực Đắk Nông đã tổ chức trao giải và cấp giấy chứng nhận cho các khách hàng tiêu biểu đạt tiêu chí của chương trình “Hộ gia đình tiết kiệm điện năm 2024” do công ty phát động.
Tối 22/11, tại Bảo tàng tỉnh Phú Yên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Bến Vũng Rô và hoạt động tiếp nhận chi viện từ những chuyến Tàu Không số”. Hoạt động nhằm hướng đến kỷ niệm 60 năm Bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên của Tàu Không số (28/11/1964 – 28/11/2024).
Sáng 22/11, Thị ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ thị xã Duy Tiên long trọng tổ chức Kỷ niệm 555 năm danh xưng Duy Tiên (1469 - 2024) và 95 năm thành lập Chi bộ Đông Dương Cộng sản Đảng Duy Tiên (11/1929 - 11/2024).
Hàng ngàn người đổ về thị trấn Sông Đốc (Trần Văn Thời - Cà Mau) để xem cuộc đua vỏ lãi kỳ thú. Thị trấn ven biển này cũng là nơi 70 năm trước diễn ra sự kiện tập kết ra Bắc lịch sử.
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.