Đó là chia sẻ của bà Trần Uyên Phương, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Tân Hiệp Phát - ái nữ của doanh nhân Trần Quý Thanh, nhà sáng lập Tân Hiệp Phát .
Chia sẻ câu chuyện chuyển giao thế hệ tại các doanh nghiệp gia đình, đại diện cho thế hệ F2 trong doanh nghiệp gia đình, bà Trần Uyên Phương cho biết, để chuyển giao kế nghiệp thì tất cả các thế hệ phải thay đổi tư duy, từng thành viên trong gia đình phải cởi mở hơn khi cùng tham gia điều hành tổ chức.
Trong đó, đặc biệt thế hệ đi trước cần sẵn sàng tiếp thu những cái mới, lắng nghe quan điểm của thế hệ đi sau, kể cả những quan điểm chưa hoàn toàn phù hợp với xu thế phát triển.
“Truyền thống trong gia đình cũng là vấn đề quan trọng, bởi bản thân các thành viên trong gia đình còn không thể giao tiếp thì sẽ rất khó khăn với các thành viên khác trong doanh nghiệp. Trong một doanh nghiệp, có ba nhóm thành viên: thành viên là những người điều hành quản trị, các thành viên trong gia đình có cổ phần và các thành viên gia đình khác. Khi tất cả các vai trò được gom lại vừa gia đình, vừa quản trị, vừa là cổ đông thì rất khó”, bà Uyên Phương nói
Bà Uyên cũng cho biết, tại Tân Hiệp Phát, quyền lực vô hình của nhà sáng lập được tách ra tới 2 đến 3 vai trò là Hội đồng quản trị (HĐQT), Tổng giám đốc và vai trò người điều hành quản trị hàng ngày. Nếu tách bạch 3 vai trò đó sẽ hình thành tổ chức vận hành đơn giản hơn, hơn 5.000 nhân viên sẽ dễ tương tác với nhà sáng lập và Chủ tịch HĐQT.
Do đó, tại Tân Hiệp Phát có cả Ban cố vấn với các chuyên gia và Tổng giám đốc doanh nghiệp, tập đoàn đa quốc gia. Ban cố vấn chỉ làm việc duy nhất là chất vấn Chủ tịch HĐQT. Theo đó, Chủ tịch phải giải thích cho những người không tham gia vào quá trình điều hành về những quyết sách, hoạt động của doanh nghiệp, đây là sự cởi mở của người sáng lập Tân Hiệp Phát.
"Đây cũng chính là giải pháp của Tân Hiệp Phát để lựa chọn được những nhà quản trị có năng lực đồng thời đưa cả những nhân sự từ bên ngoài vào, phát triển doanh nghiệp bền vững”, bà Uyên Phương cho biết.
Chia sẻ về một trong những nét văn hoá của doanh nghiệp Tân Hiệp Phát, bà Trần Uyên Phương kể, Tân Hiệp Pháp đã xây dựng được một yếu tố văn hoá vô cùng quan trọng, đó là văn hoá ghi nhận những người xung quanh. Đây là một nét văn hoá chưa thực sự phổ biến ở Việt Nam.
Đồng thời, Tân Hiệp Phát cũng đã kêu gọi 2 sáng lập của mình tham gia phát động phong trào “Người Tân Hiệp Phát yêu”. Để tiên phong cho phong trào này, ông Trần Quý Thanh, Nhà sáng lập Tân Hiệp Phát đã gửi tặng bà Phạm Thị Nụ một bài thơ nhân dịp kỷ niệm 40 năm ngày cưới. Đây là bài thơ chân tình thể hiện nỗi niềm sau 40 năm chung sống, rằng ông chưa bao giờ tặng hoa, tặng quà cho bà, mà chỉ có bờ vai vững chắc thôi! Bài thơ đã gây ra sự xúc động lớn cho bà Phạm Thị Nụ.
“Nói một ví dụ như vậy tôi muốn nhấn mạnh tới cách xây dựng về văn hoá doanh nghiệp và giá trị gia đình của Tân Hiệp Phát”, bà Phương nhấn mạnh.
Trong tiết trời se lạnh đầu đông, nhưng ở trong Trường TH&THCS số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên - Lào Cai), không khí ấm áp và rộn ràng đang tràn ngập nơi đây. Những ngày tháng gian khó sau bão số 3 đã ở lại phía sau, nhường chỗ cho niềm vui và nụ cười rạng rỡ của các em học sinh. Bằng sự tận tụy, ân cần của thầy cô, nhà trường đã trở thành mái nhà thứ hai, nơi tràn đầy tình yêu thương và hy vọng.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.