Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 19 tháng 4 năm 2024  
Thứ ba, ngày 27 tháng 4 năm 2021 | 16:9

Thông qua Nghị quyết về điều chỉnh địa giới Hà Nội, Thanh Hóa, Đồng Nai, Tuyên Quang

Với 100% thành viên tán thành, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về việc điều chỉnh địa giới và thành lập các đơn vị hành chính của các tỉnh Thanh Hóa, Đồng Nai, Tuyên Quang và Thành phố Hà Nội.

 

Sáng nay (27/4), tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc Phiên họp lần thứ 55. Tại phiên họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về việc điều chỉnh địa giới và thành lập các đơn vị hành chính của thành phố Hà Nội, các tỉnh Thanh Hóa, Đồng Nai, Tuyên Quang và xem xét, quyết định việc điều chỉnh địa giới để mở rộng thành phố Huế và sắp xếp, thành lập các phường thuộc thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.

 

 

Khai mạc Phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, đây là Phiên họp thường kỳ đầu tiên của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sau khi được kiện toàn nhân sự Chủ tịch Quốc hội, một số Phó Chủ tịch Quốc hội, một số Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nhằm tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả, chất lượng hoạt động của Quốc hội. Ngay sau kỳ họp thứ 11, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tổ chức hội nghị với tất cả đại biểu chuyên trách ở Trung ương, Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội phụ trách ngành và lĩnh vực đã triển khai thực hiện kế hoạch làm việc với 10 cơ quan của Quốc hội, Văn phòng Quốc hội và các cơ quan của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị, UBTV Quốc hội tập trung cao độ cho công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và bầu cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026, các cơ quan tích cực chuẩn bị xây dựng các đề án, chương trình hành động nhằm thực hiện thắng lợi Nghị quyết của Quốc hội và Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng.

Trong sáng nay, với 100% thành viên Ủy ban Thường vụ có mặt tán thành, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về việc điều chỉnh địa giới và thành lập các đơn vị hành chính của các tỉnh Thanh Hóa, Đồng Nai, Tuyên Quang và Thành phố Hà Nội. Việc điều chỉnh địa giới hành chính theo các Tờ trình của Chính phủ là cần thiết, đúng quy định của pháp luật.

Theo đó, tỉnh Thanh Hóa thành lập thị trấn Quý Lộc và thị trấn Yên Lâm trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số của xã Quý Lộc và xã Yên Lâm thuộc huyện Yên Định. Sau khi thành lập, tỉnh Thanh Hóa có 559 đơn vị hành chính cấp xã. Trong đó, huyện Yên Định có 26 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 22 xã và 04 thị trấn.

Tỉnh Đồng Nai, thành lập thị trấn Long Giao trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số của xã Long Giao thuộc huyện Cẩm Mỹ. Sau khi thành lập, tỉnh Đồng Nai có 170 đơn vị hành chính cấp xã, trong đó, huyện Cẩm Mỹ có 12 xã và 01 thị trấn.

 

qh3.jpg
Toàn cảnh phiên khai mạc kỳ họp 55 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

 

Tỉnh Tuyên Quang điều chỉnh địa giới hành chính và thành lập thị trấn thuộc huyện Lâm Bình, huyện Yên Sơn. Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính và thành lập thị trấn, tỉnh Tuyên Quang có 138 đơn vị hành chính cấp xã. 

Thành phố Hà Nội điều chỉnh toàn bộ phần diện tích tự nhiên của 08 tổ dân phố khu vực Bắc Nghĩa Tân của phường Nghĩa Tân đang thuộc địa giới hành chính của phường Cổ Nhuế 1, quận Bắc Từ Liêm về địa giới hành chính của phường Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy quản lý. Điều chỉnh toàn bộ phần diện tích tự nhiên của tổ dân phố số 28- tập thể Bệnh viện 19-8 của phường Mai Dịch đang thuộc địa giới hành chính của phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm về địa giới hành chính của phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy quản lý. Đối với Tổ dân phố Hoàng 4 của phường Cổ Nhuế 1, quận Bắc Từ Liêm (trước đây là thôn Hoàng 4 của xã Cổ Nhuế, huyện Từ Liêm) nằm giữa các tổ dân phố Bắc Nghĩa Tân do phường Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy quản lý giữ nguyên hiện trạng .

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ khẳng định, việc lập thêm phường mới, thị trấn mới là điều tất yếu trong quá trình đô thị hóa. Vấn đề quan trọng là phải xem xét lại các quy hoạch để phát triển đô thị, kết cấu hạ tầng. Bên cạnh đó, phát triển về quy hoạch hạ tầng giao thông phải gắn với phát triển kinh tế đô thị.

Cũng tại phiên họp sáng nay, 100% thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội có mặt thống nhất việc điều chỉnh địa giới để mở rộng thành phố Huế và sắp xếp, thành lập các phường thuộc thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Tuy nhiên, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ, tỉnh Thừa Thiên Huế có kế hoạch chi tiết, đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất, từ quy hoạch cho đến hạ tầng, các tiêu chí liên quan đến việc sắp xếp 9 phường và thành lập 4 phường mới, đảm bảo không nợ chỉ tiêu.

Đối với diện tích, dân số của các phường được điều chỉnh chưa đáp ứng tiêu chuẩn quy định, Ủy ban Thường vụ cho rằng, không nên quy định quá khắt khe, bởi tỉnh Thừa Thiên Huế có những đặc thù riêng. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cho rằng, trong thành phố Huế có rất nhiều đồi núi, cung điện. Rừng cây, đồi núi ngay trong thành phố. Cho nên yêu cầu về diện tích phân bố dân cư và bảo vệ các rừng thông và tất cả các di sản rất quan trọng. Có chỗ tập trung rất đông dọc bờ sông Hương, có nơi rất rộng, cho nên các tiêu chuẩn về dân cư chú ý đặc thù của đô thị. Quản lý của phường, xã ở đây cũng phải mang yếu tố văn hóa nhiều hơn”.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đề nghị Chính phủ khẩn trương tổng kết, trình Ủy ban thường vụ Quốc hội sửa đổi Nghị quyết 1210 và Nghị quyết 1211 Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIII để làm rõ mô hình thành phố trong thành phố trực thuộc Trung ương, các cơ chế đặc thù phù hợp với từng loại hình đơn vị. Trong đó chú trọng nghiên cứu, bổ sung các quy định áp dụng với đô thị có tính chất đặc thù, đơn vị hành chính đối với khu vực có giá trị đặc biệt về di sản lịch sử văn hóa du lịch, trình Ủy ban thường vụ Quốc hội trong tháng 8 năm nay.

Ý kiến bạn đọc
  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

  • Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Năm 2023 để lại nhiều dấu ấn trong cả sản xuất, chế biến và xuất khẩu nông sản, nhất là đối với hai mặt hàng lúa gạo và rau quả.

Top