Theo Báo cáo của Bộ Tài chính, tuy còn 4 tháng nữa mới hết năm nhưng luỹ kế 8 tháng, thu ngân sách Nhà nước ước đạt hơn 1,2 triệu tỷ đồng, gần đạt kế hoạch cả năm (85,6%) và tăng 19,4% so với cùng kỳ năm trước.
Cụ thể theo báo cáo của Bộ Tài chính, tổng thu ngân sách nhà nước (NSNN) tháng 8 ước đạt 106 nghìn tỷ đồng, giảm khoảng 46 nghìn tỷ đồng so với số thu tháng trước. Trong đó, ngân sách Trung ương ước đạt 84,8% dự toán; ngân sách địa phương ước đạt 86,4% dự toán.
Đến hết tháng 8, có 02 khoản thu ước vượt dự toán là khoản thu về nhà, đất (đạt 107,7%) và thu khác ngân sách (đạt 102,9%); 03 khoản thu đạt trên 90% dự toán là thu thuế thu nhập cá nhân (đạt 98,9%), thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên khoáng sản (đạt 99,2%) và thu quỹ đất công ích và hoa lợi công sản khác (đạt 94%).
Xét theo sắc thuế, số thu ngân sách 8 tháng đạt khá so dự toán và tăng trưởng so cùng kỳ. Thuế giá trị gia tăng, mặc dù chịu tác động của việc thực hiện chính sách giảm thuế suất từ 10% xuống 8% theo Nghị định số 15/2022/NĐ-CP, số thu 8 tháng ước đạt 69,3% dự toán, tăng 13,9% so cùng kỳ. Thuế tiêu thụ đặc biệt ước đạt 81,4% dự toán, tăng 16,1% so cùng kỳ. Thuế tài nguyên ước đạt 81,5% dự toán, tăng 19,1% so cùng kỳ và thuế thu nhập doanh nghiệp đạt 80,6% dự toán, tăng 6% so cùng kỳ năm 2021.
Về số thu trên địa bàn, ước tính có 60/63 địa phương thực hiện thu nội địa 8 tháng đạt trên 68% dự toán; 49/63 địa phương thu cao hơn so với cùng kỳ, 14 địa phương thu thấp hơn so với cùng kỳ.
Báo cáo của Bộ Tài chính cũng chỉ ra rằng, tính riêng tháng 8, tổng thu NSNN ước đạt 106 nghìn tỷ đồng, trong đó, thu nội địa ước đạt 78,4 nghìn tỷ đồng, thu từ dầu thô ước đạt 6,2 nghìn tỷ đồng, giảm khoảng 2,6 nghìn tỷ đồng so tháng trước.
Trong tháng, cơ quan Thuế, Hải quan tiếp tục triển khai các chính sách gia hạn, miễn, giảm thuế, phí, lệ phí đã ban hành để hỗ trợ doanh nghiệp và người dân; lũy kế tổng số tiền thuế, phí, lệ phí được miễn, giảm, gia hạn đến hết tháng 8 ước khoảng 106,2 nghìn tỷ đồng. Số tiền gia hạn khoảng 52 nghìn tỷ đồng (số thuế gia hạn đã nộp NSNN khoảng 10 nghìn tỷ đồng); số tiền miễn, giảm khoảng 54,2 nghìn tỷ đồng.
Đặc biệt, ngân sách trung ương đã chi 2,4 nghìn tỷ đồng từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương năm 2022, trong đó chủ yếu để bổ sung cho các địa phương (2,1 nghìn tỷ đồng) kinh phí phòng, chống dịch và hỗ trợ người dân gặp khó khăn do dịch Covid-19, hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh theo quy định.
Bên cạnh đó, đã thực hiện xuất cấp khoảng 27,6 nghìn tấn gạo dự trữ quốc gia để khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, cứu trợ, cứu đói cho nhân dân trong dịp Tết Nguyên đán và giáp hạt đầu năm.
Liên quan đến chi NSNN, luỹ kế chi 8 tháng ước đạt 956,4 nghìn tỷ đồng, bằng 53,6% dự toán, tăng 4,2% so cùng kỳ năm 2021. Trong đó, chi đầu tư phát triển ước đạt 212,2 nghìn tỷ đồng, bằng 40,3% dự toán Quốc hội quyết định, đạt 39,15% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao; chi trả nợ lãi ước đạt 65,2 nghìn tỷ đồng, bằng 62,9% dự toán; chi thường xuyên ước đạt 677,3 nghìn tỷ đồng, bằng 60,9% dự toán.
Theo Bộ Tài chính, các nhiệm vụ chi ngân sách trong 8 tháng được thực hiện theo dự toán, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý nhà nước và thanh toán các khoản nợ đến hạn, đảm bảo kinh phí phòng, chống dịch, các nhiệm vụ chi an sinh xã hội, chăm lo cho các đối tượng hưởng lương, lương hưu và trợ cấp xã hội từ NSNN.
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.