Theo Tổng cục Môi trường, gió mùa mang theo một lượng lớn bụi từ phía Bắc đến Việt Nam, gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng không khí ở Hà Nội.
Chỉ số AQI ở mức “kém" tại Hà Nội
Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên - Môi trường (TN-MT) đánh giá, ô nhiễm không khí ở Hà Nội và một số tỉnh phía Bắc đã trở thành quy luật trong dịp cuối năm. Kết quả quan trắc chất lượng không khí trong tháng 12/2020 và đầu tháng 1/2021 tiếp tục ghi nhận tình trạng chất lượng môi trường không khí theo chỉ số AQI ngày ở mức “kém" tại Hà Nội và một số tỉnh phía Bắc.
Cụ thể, kết quả quan trắc chất lượng không khí tại Hà Nội đã có 22/34 ngày giá trị trung bình 24 giờ của thông số bụi PM2.5 (tính trung bình các trạm) vượt giới hạn cho phép so với QCVN 05:2013/BTNMT từ 1,2 đến 2 lần. Đánh giá chất lượng không khí theo chỉ số AQI ngày cho thấy, Hà Nội có khá nhiều ngày có chất lượng không khí ở mức “kém".
Đặc biệt, cuối tháng 12/2020 và đầu tháng 1/2021, chỉ số AQI đã chạm mức “xấu" Kết quả tính toán chỉ số AQI ngày tại các trạm quan trắc không khí tự động tại Hà Nội cũng cho thấy, trong một số ngày, chỉ số AQI đã ở mức “xấu" là mức có ảnh hướng tới sức khỏe. Tuy nhiên, tại các khu vực khác nhau, chất lượng không khí cũng có sự khác biệt đáng kể. Các trạm đặt tại các Q.Ba Đình, Q.Cầu Giấy... thường có kết quả quan trắc thông số bụi PM2.5 cao hơn các khu vực khác.
Tại trạm ở khu vực Thành Công, Hàng Đậu, Phạm Văn Đồng không có ngày nào chất lượng không khí ở mức tốt. Tổng cục Môi trường cho hay, thời gian xuất hiện ô nhiễm không khí với chỉ số AQI giờ ở mức cao tiếp tục diễn ra chủ yếu vào ban đêm vào sáng sớm. Nguyên nhân, do kết hợp của các yếu tố như lặng gió, nghịch nhiệt, đối lưu khí quyển thấp làm cho các chất ô nhiễm không thể phát tán lên cao hoặc đi xa.
Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đánh giá, trong giai đoạn đầu gió mùa đông bắc tăng cường, do ảnh hưởng của khối không khí lạnh bắt đầu tràn về với những đợt gió mạnh đã thúc đẩy khả năng khuếch tán chất ô nhiễm nên chất lượng không khí giữ ở mức tốt và trung bình.
Tiếp đó, Thành phố Hà Nội giáp ranh với các khu vực đồi núi và các khu, cụm công nghiệp đang phát triển mạnh nên với điều kiện khí tượng sương mỳ sát mặt đất đã gây ra hiện tượng quẩn gió. Các chất gây ô nhiễm không được phát tán và tích tụ trong những ngày qua tại khu vực Thủ đô Hà Nội và một số tỉnh vùng đồng bằng Bắc bộ.
Ngoài ra, một số tác động cục bộ do hoạt động giao thông tăng cao sau kỳ nghỉ Tết Dương lịch, tình trạng rác thải ùn ứ không được vận chuyển đến bãi xử lý do thay đổi đơn vị thu gom trên địa bàn một số quận huyện cuối năm 2020. Điều này làm gia tăng tình trạng đốt rác thải sinh hoạt gây ô nhiễm môi trường.
Bên cạnh đó, việc đốt rơm rạ, các hoạt động xây dựng, lát đá vỉa hè và các hoạt động sản xuất cuối năm tăng cường để cung ứng hàng hóa trong dịp Tết Nguyên đán cũng là nguyên nhân phát thải ô nhiễm trên địa bàn thành phố.
Hiện tại, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đang phối hợp với các cơ quan chức năng xác định các nguyên nhân gây ô nhiễm nội tại cũng như vấn đề ô nhiễm từ nơi khác tác động tới Hà Nội. Đồng thời nghiên cứu, đề xuất và triển khai đồng bộ các biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường không khí, ứng phó biến đổi khí hậu, cải thiện chỉ số AQI tại Hà Nội.
Dự báo trong khoảng thời gian từ nay đến tháng 3.2021 là khoảng thời gian xuất hiện nhiều hình thái thời tiết khí tượng bất lợi, gây suy giảm chất lượng không khí, ảnh hưởng tới sức khỏe người dân. Do vậy, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã dự thảo văn bản của UBND Thành phố giao nhiệm vụ các sở, ngành, đơn vị liên quan về bảo vệ môi trường không khí.
Trong tiết trời se lạnh đầu đông, nhưng ở trong Trường TH&THCS số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên - Lào Cai), không khí ấm áp và rộn ràng đang tràn ngập nơi đây. Những ngày tháng gian khó sau bão số 3 đã ở lại phía sau, nhường chỗ cho niềm vui và nụ cười rạng rỡ của các em học sinh. Bằng sự tận tụy, ân cần của thầy cô, nhà trường đã trở thành mái nhà thứ hai, nơi tràn đầy tình yêu thương và hy vọng.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.