Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ hai, ngày 13 tháng 6 năm 2016 | 4:40

Thủ tướng: Cải cách ngành lúa gạo, hướng vào sản xuất hàng hóa

Sáng 13/6, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã tới thăm và làm việc với lãnh đạo, cán bộ của Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).

Phát biểu tại buổi làm việc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá qua 40 năm xây dựng và phát triển, Viện lúa ĐBSCL đã có đóng góp quan trọng đưa nước ta trở thành một trong những nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới.

Thủ tướng đã đặt ra một số vấn đề lớn và đề nghị các nhà khoa học của Viện tập trung giải quyết. Đó là tình hình biến đổi khí hậu ngày càng gay gắt, tác động tiêu cực đến nước ta, nhất là ĐBSCL. Chúng ta đã mất 1 triệu tấn thóc do hạn, mặn, nhiều cánh đồng bao la, bát ngát cháy vàng nên các nhà khoa học cần nghĩ xem giống nào, cách nào để ứng phó biến đổi khí hậu ở ĐBSCL, Thủ tướng cho rằng phát triển giống lúa chịu hạn, chịu mặn chính là một giải pháp quan trọng.

Thủ tướng lưu ý, nước ta ngày càng hội nhập sâu rộng nên gạo phải có sức cạnh tranh quốc tế với chất lượng cao. Phải đẩy nhanh chuyển giao tiến bộ khoa học, gắn nghiên cứu với nhu cầu thị trường, với người nông dân, doanh nghiệp. Viện cũng cần nghiên cứu các loại cây trồng mới phù hợp, có hiệu quả hơn để khi cần vẫn có thể quay trở lại trồng lúa.

“Tinh thần là cải cách ngành lúa gạo, hướng vào sản xuất hàng hóa, nâng cao năng suất, hiệu quả, thu nhập cho người nông dân”, Thủ tướng nhấn mạnh và đề nghị Viện cần đổi mới cơ chế quản lý, tài chính theo hướng tự chủ để bảo đảm đời sống, thu nhập của cán bộ cũng như thu hút nhân tài, cán bộ giỏi.

Báo cáo với Thủ tướng, Viện trưởng Viện lúa ĐBSCL Nguyễn Hồng Sơn cho biết, trong gần 40 năm qua, Viện đã nghiên cứu và đưa vào sản xuất 165 giống lúa; đã chủ động lai tạo thành công nhiều giống lúa có nổi trội đặc biệt về năng suất, rút ngắn thời gian sinh trưởng, có khả năng chống chịu sâu bệnh, giúp nông dân tăng vụ từ 2 – 3 vụ, né mặn, tránh lũ. Nhờ áp dụng các giống lúa OM do Viện lai tạo, năng suất lúa bình quân đã tăng từ 3 tấn/ha/vụ trong những năm 1980 lên 5,8 tấn/ha/vụ như hiện nay. Hiện nay, giống lúa OM đã và đang vươn ra quốc tế như Campuchia, Lào, Brunei, Indonesia, Cuba, các nước Nam Á và châu Phi. Trong tình hình hạn hán, xâm nhập mặn vừa qua, Viện đã chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan biên soạn, phát đến bà con nông dân hơn 20.000 tờ rơi hướng dẫn kỹ thuật canh tác lúa, qua đó góp phần hạn chế thiệt hại do hạn, mặn.

*Cùng ngày, tại TP. Cần Thơ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tiếp Đoàn bác sỹ thiện nguyện Đại học Mercer Hoa Kỳ đang thực hiện chương trình thiện nguyện thay chân giả và khám chữa bệnh miễn phí cho các bệnh nhân tại Việt Nam.

Tại buổi tiếp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bày tỏ sự trân trọng, đánh giá cao những hoạt động thiện nguyện của đoàn và mong muốn Đoàn bác sỹ thiện nguyện Đại học Mercer – Hoa Kỳ tiếp tục mở rộng chương trình ý nghĩa này.

* Cùng ngày, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đến thăm hỏi, tặng quà một số gia đình chính sách trên địa bàn TP. Cần Thơ.

PV.

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.

  • “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.

  • Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.

Top