Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ hai, ngày 25 tháng 11 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 14 tháng 7 năm 2018 | 7:44

Thủ tướng Chính phủ tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Algeria

Ngày 13/7, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Algeria Abdelkader Messahel đang thăm chính thức Việt Nam.

hieu99801.jpg
Thủ tướng Chính phủ tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Algeria

 

Tại buổi tiếp, trân trọng cảm ơn Thủ tướng đã dành thời gian tiếp Đoàn, Bộ trưởng Ngoại giao Algeria Abdelkader Messahel nêu rõ, Việt Nam có vị trí đặc biệt trong trái tim nhân dân Algeria. Hai nước có nhiều điểm tương đồng để gắn kết. Thời gian qua, Việt Nam có sự phát triển ấn tượng ở khu vực; mô hình phát triển của Việt Nam rất phù hợp với Algeria, vì thế Algeria mong muốn học hỏi và tiếp thu những kinh nghiệm phát triển của Việt Nam.

Bày tỏ mong muốn thúc đẩy hợp tác với Việt Nam trên nhiều lĩnh vực, Bộ trưởng Abdelkader Messahel cho biết đã có cuộc hội đàm thành công với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh. Hai bên nhất trí thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước thời gian tới, nhất là trong các lĩnh vực như dầu khí, viễn thông, sản xuất dược phẩm, nghề cá, nông nghiệp...

Algeria ủng hộ Việt Nam ứng cử vào vị trí Uỷ viên không thường trực Hội đồng Bảo an LHQ nhiệm kỳ 2020-2021 và mong muốn Việt Nam ủng hộ, giúp đỡ Algeria gia nhập WTO.

Bộ trưởng Abdelkader Messahel cho rằng cần tăng cường giao lưu giữa các  doanh nghiệp của hai nước, tăng cường vai trò của Hội đồng Doanh nghiệp, tạo điều kiện cho phát triển quan hệ kinh tế, thương mại và đầu tư song phương.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hoan nghênh kết quả hội đàm giữa Bộ trưởng Ngoại giao hai nước. Thủ tướng khẳng định quan hệ truyền thống tốt đẹp giữa hai nước cần được củng cố, tăng cường, nhất là về kinh tế, thương mại để tương xứng với quan hệ chính trị. Thủ tướng cho rằng cần thúc đẩy quan hệ, trao đổi đoàn cấp cao giữa hai nước; thực hiện tốt các cam kết, đưa quan hệ hai nước phát triển lên tầm cao mới và tin tưởng hai nước sẽ phối hợp chặt chẽ trên các diễn đàn quốc tế. Đồng thời, hai bên cần tiếp tục rà soát, thúc đẩy thực hiện những nội dung của kỳ họp liên Chính phủ vừa qua. Việt Nam hoan nghênh các cơ quan hai bên đã đạt được thoả thuận thành lập Hội đồng Doanh nghiệp; đàm phán lại các hiệp định khuyến khích đầu tư, tránh đánh thuế hai lần... 

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh kim ngạch thương mại giữa hai nước còn thấp, cần được đẩy mạnh. Hai bên cần phấn đấu đưa kim ngạch lên 1 tỷ USD/năm vào năm 2020 và cao hơn nữa trong các năm tiếp theo. Việt Nam rất coi trọng vai trò các doanh nghiệp; coi doanh nghiệp là động lực thúc đẩy quan hệ kinh tế, thương mại. 

Việt Nam đánh giá cao thành công của liên doanh dầu khí giữa hai nước; mong Algeria tiếp tục tạo các điều kiện thuận lợi cho liên doanh này hoạt động thành công, nhất là về thủ tục hành chính thăm dò khai thác dầu khí. Thủ tướng cũng đề nghị Algeria ký thoả thuận hợp tác lao động.

Thủ tướng nêu rõ, Việt Nam luôn làm hết sức mình để không ngừng vun đắp, củng cố mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước ngày càng phát triển đi vào chiều sâu và thực chất, đặc biệt là đưa quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư phát triển mạnh mẽ thời gian tới. Việt Nam ủng hộ Algeria gia nhập WTO và sẵn sàng cử cán bộ, chuyên gia giỏi giúp Algeria trong công tác này./.

 

 

P.V
Ý kiến bạn đọc
  • “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.

  • “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.

  • Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.

Top