Sáng 7/8, tại Trụ sở Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia khắc phục hậu quả bom mìn và chất độc hóa học sau chiến tranh ở Việt Nam (Ban Chỉ đạo 701) đã họp phiên đầu tiên kể từ khi chính thức ra mắt vào tháng 4/2018.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại phiên họp. Ảnh: VGP/Quang Hiếu |
Đánh giá cao sự hợp tác giữa các bộ, ngành, không để công việc bị gián đoạn, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhìn nhận, công tác chỉ đạo khắc phục hậu quả bom mìn và chất độc hóa học sau chiến tranh năm 2017 và 6 tháng đầu năm 2018 là tích cực, hiệu quả.
Thủ tướng biểu dương nỗ lực của các thành viên Ban Chỉ đạo 701, của các cấp, các ngành, qua đó, góp phần bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe người dân, bảo đảm an toàn phục vụ phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.
Ban Chỉ đạo 701 đã chỉ đạo việc điều tra, lập bản đồ ô nhiễm bom mìn, vật liệu nổ trên phạm vi toàn quốc giai đoạn 1, qua đó, đã xác định được số xã ở 19 tỉnh, số diện tích đất bị ô nhiễm. Trong giai đoạn hiện nay, việc rà phá bom mìn thực hiện được khoảng 30.000-50.000 ha/năm trong khuôn khổ các dự án. Đã thực hiện, hoàn thành việc xử lý chất độc dioxin ở sân bay Đà Nẵng và bàn giao 29 ha đất sạch để sử dụng mở rộng sân bay Đà Nẵng phục vụ Hội nghị APEC và phát triển kinh tế-xã hội thành phố. Về việc này, Thủ tướng đề nghị Bộ TN&MT chủ trì phối hợp với Bộ KH&CN đánh giá và công bố chính thức kết quả dự án.
Bên cạnh đó, thời gian qua, các bộ, ngành, địa phương đã tiếp tục tổ chức thực hiện các chính sách trợ cấp ưu đãi đối với nhóm đối tượng người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, hướng dẫn khám giám định bệnh, dị dạng, dị tật có liên quan đến phơi nhiễm với chất độc hóa học đối với người hoạt động kháng chiến và con đẻ của họ.
Bộ Quốc phòng đã chỉ đạo tổ chức thực hiện dự án “Điều tra giải mã các đơn vị lực lượng vũ trang hoạt động trong các vùng bị quân đội Mỹ phun rải dioxin tại Việt Nam”. Bộ LĐTB&XH đã hỗ trợ thí điểm mô hình trợ giúp sinh kế nạn nhân bom mìn hòa nhập cộng đồng tại một số địa phương.
Ảnh: VGP/Quang Hiếu |
“Chúng ta phải tiến hành giai đoạn nữa để đất nước ta không còn bom mìn, hạn chế đến mức tối đa việc phơi nhiễm dioxin”, Thủ tướng nói và chỉ ra một số tồn tại cần lưu ý như công tác xử lý bom mìn, chất độc hóa học đạt kết quả thấp so với quy mô, yêu cầu thực hiện; chưa làm chủ được công nghệ xử lý chất độc hóa học/dioxin; giải quyết chế độ chính sách đối với nạn nhân chất độc da cam/dioxin còn bất cập, chưa phát huy hết vai trò, trách nhiệm của từng bộ, ngành, địa phương…
“Việc quan trọng của Ban Chỉ đạo là phải phát hiện các bất cập, tồn tại, hạn chế để khắc phục và làm tốt hơn trong thời gian đến. Đây là yêu cầu lớn đối với các thành viên Ban Chỉ đạo”, Thủ tướng nói và nhấn mạnh, phải luôn xác định công tác khắc phục hậu quả bom mìn, chất độc hóa học là nhiệm vụ cấp bách, thể hiện tính nhân đạo, nhân văn sâu sắc của một đất nước bị chiến tranh nhiều năm.
Bên cạnh đó, cần tiếp tục xây dựng bản đồ ô nhiễm dioxin và bom mìn. Tiếp tục nghiên cứu, rà soát, hoàn thiện chế độ chính sách khắc phục hậu quả bom mìn, chất độc hóa học trực tiếp cho các đối tượng, nhất là hỗ trợ y tế, việc làm cho nạn nhân và người có liên quan, “mục tiêu của chúng ta là không ngừng chăm lo cuộc sống của người dân bị ảnh hưởng bom mìn, chất độc hóa học ngày càng tốt hơn, mà chúng ta rất chú ý đến thế hệ thứ 3 ở những vùng này”. Việc hỗ trợ này phải bảo đảm chính xác, đúng đối tượng, không để sót ai.
Đồng thời, tiếp tục tăng cường hợp tác quốc tế để huy động nguồn lực cho công tác khắc phục hậu quả bom mình, chất độc hóa học.
Thủ tướng giao cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo 701 tiếp thu các ý kiến tại phiên họp hôm nay để hoàn chỉnh chương trình công tác của Ban Chỉ đạo trong thời gian tới./.
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.