Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ hai, ngày 5 tháng 8 năm 2019 | 9:0

Thủ tướng chủ trì họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật

Sáng nay, 5/8, chủ trì phiên họp chuyên đề xây dựng pháp luật, Thủ tướng nêu rõ, cuộc sống thay đổi rất nhanh trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động.

Do đó, cần có không gian cần thiết để thay đổi kịp thời trước tình hình thế giới, không phải quá cứng nhắc.
 
Thủ tướng phát biểu tại phiên họp. Ảnh VGP/Quang Hiếu

 

Đây là phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật thứ 2 trong năm nay kể từ phiên họp tháng 3/2019.

Phát biểu khai mạc phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chia sẻ với những thiệt hại, mất mát của người dân do mưa lũ gây ra, đặc biệt là cơn lũ dữ ở Thanh Hóa, sạt lở nghiêm trọng đê biển Tây ở Cà Mau.

Thủ tướng cho biết, trước tình hình trên, Chính phủ, các tỉnh đã có chỉ đạo xử lý. Thủ tướng đã yêu cầu Bộ Quốc phòng cử các đơn vị có liên quan cùng với địa phương hỗ trợ xử lý, giải quyết các vấn đề đặt ra. “Hiện nay, tại hiện trường, đang tích cực giải quyết ổn định cuộc sống nhân dân, khắc phục tình trạng màn trời chiếu đất”. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang cử 2 đoàn công tác do lãnh đạo Bộ làm trưởng đoàn trực tiếp đến hai địa phương này để cùng đưa ra phương án khắc phục. “Công việc này tiếp tục được chỉ đạo khắc phục tốt nhất, kịp thời nhất”.

 

Ảnh VGP/Quang Hiếu

 

Về phiên họp hôm nay, Thủ tướng nêu rõ, việc xây dựng thể chế pháp luật là một trong những nhiệm vụ quan trọng của Nhà nước pháp quyền XHCN. Chúng ta đã dành thời gian nhiều cho công việc này trong tất cả các phiên họp Chính phủ thường kỳ, Thủ tướng nói, nhưng vẫn chưa đủ.

Thủ tướng đề nghị các thành viên Chính phủ phát huy trí tuệ tập thể, đóng góp ý kiến vào các nội dung tờ trình, dự thảo do các bộ, cơ quan trình. “Do thời gian ngắn, tôi đề nghị các đồng chí nghiên cứu, phát biểu gọn, đi vào trọng tâm, trọng điểm những vấn đề liên quan”.

Theo Thủ tướng, cuộc sống thay đổi rất nhanh trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động. Do đó, nên tránh tình trạng luật khung, luật ống, đồng thời có không gian cần thiết để thay đổi kịp thời trước tình hình thế giới, không phải quá cứng nhắc.

 

Ảnh VGP/Quang Hiếu

 

Tại phiên họp, Chính phủ sẽ thảo luận về các nội dung: Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giám định tư pháp; Dự án Luật thanh niên (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng, chống thiên tai và Luật đê điều; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật xây dựng; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đầu tư và Luật doanh nghiệp; Dự án Luật Đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP); về đề nghị xây dựng dự  án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ; dự thảo Báo cáo về sơ kết 5 năm triển khai thi hành Hiến pháp năm 2013.

 

 

 

Ý kiến bạn đọc
  • “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.

  • “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.

  • Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.

Top