Sáng nay, 1/10, Thường trực Tiểu ban Kinh tế-Xã hội của Đại hội Đảng XIII đã họp dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng Tiểu ban, để thảo luận, thống nhất một số nội dung của 2 văn kiện mà Tiểu ban đang xây dựng.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại cuộc họp - Ảnh: VGP/Quang Hiếu
Thường trực Tiểu ban đã nghe Tổ trưởng Tổ biên tập, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng trình bày về việc tiếp thu, hoàn thiện các tờ trình, báo cáo về Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm 2021-2030 và Phương hướng nhiệm vụ phát triển 5 năm 2021-2025. Theo đó, tập trung vào một số nội dung gồm đánh giá kết quả đạt được, đột phá chiến lược, tốc độ tăng trưởng kinh tế…
Phát biểu tại cuộc họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị Tổ biên tập tiếp tục tiếp thu các ý kiến, cách viết làm sao thể hiện khát vọng dân tộc, hào khí phát triển đất nước, thôi thúc lòng người.
Về dự kiến tốc độ tăng trưởng giai đoạn tới, Thủ tướng nhấn mạnh, tình hình thế giới diễn biến phức tạp trong khi nước ta hội nhập quốc tế sâu rộng, nhiều vấn đề khó lường, cần có giải trình, làm rõ về mức phấn đấu tăng trưởng, “khát vọng phát triển cũng phải có cơ sở”.
Thủ tướng đề nghị rà soát lại, viết kỹ thêm, nhấn mạnh, làm rõ các thành tựu, kết quả nổi bật trong thời gian gần đây trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn. Thủ tướng cho biết, theo số liệu thống kê mới nhất thì dự kiến cả năm tăng trưởng có khả năng đạt từ 6,9-7%.
Ảnh: VGP/Quang Hiếu |
Về các đột phá chiến lược, Thủ tướng lưu ý, nêu rõ thêm lý do đưa ra các đột phá mới để nhấn mạnh vai trò của các yếu tố mới này với sự đổi mới mạnh mẽ về tư duy, đột phá trong cách nghĩ, cách làm và tập trung thực hiện. Thủ tướng cho rằng, việc tiếp tục cải cách thể chế là một đột phá chiến lược cần thiết.
Về nhiệm vụ, giải pháp, Thủ tướng nhấn mạnh, đây là nội dung rất quan trọng để vận dụng thực hiện triển khai. Cần tiếp tục hoàn thiện phần này, đưa vào những nội hàm nổi bật, những giải pháp thực sự trọng tâm, ưu tiên, mang tính đột phá.
Thủ tướng giao Tổ biên tập tiếp thu các ý kiến tại cuộc họp, hoàn thiện tờ trình, các dự thảo báo cáo để trình Trung ương tại kỳ họp tới.
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.