Hôm nay, 30/5, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có buổi làm việc với một số bộ, ngành, cơ quan liên quan về tình hình kinh tế vĩ mô tháng 5 và 5 tháng qua.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Kiên quyết giữ vững các mục tiêu, chỉ tiêu kinh tế-xã hội đã đề ra - Ảnh: VGP/Quang Hiếu |
Tham dự buổi làm việc có Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng; Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia Vũ Viết Ngoạn và các chuyên gia kinh tế.
Tại buổi làm việc, các ý kiến nhất trí cho rằng nền kinh tế chuyển biến tích cực. Kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát. Số doanh nghiệp đăng ký mới tăng mạnh. Công tác an sinh xã hội được quan tâm, an ninh trật tự an toàn xã hội được bảo đảm…
Tuy nhiên, nền kinh tế còn không ít khó khăn, thách thức, kinh tế vĩ mô ổn định nhưng chưa vững chắc, lạm phát có xu hướng tăng.
Các ý kiến cũng đề xuất các giải pháp cho thời gian tới, trong đó, nhấn mạnh vào giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh để kích thích đầu tư, khuyến khích phong trào khởi nghiệp, có chính sách, cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, đẩy nhanh tốc độ cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước; tăng cường công tác thông tin truyền thông...
Ảnh: VGP/Quang Hiếu |
Kết luận cuộc họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh tinh thần không được chủ quan, không để bị động trong chỉ đạo điều hành, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, “kiên quyết giữ vững các mục tiêu, chỉ tiêu kinh tế-xã hội đã đề ra”, Thủ tướng nêu rõ và yêu cầu, bên cạnh quyết tâm, nỗ lực, các bộ, ngành phải có chương trình, kế hoạch hành động cụ thể, “không nói chung chung”.
Thủ tướng nhấn mạnh việc huy động các nguồn lực, cả bên trong và bên ngoài, để giữ vững tốc độ tăng trưởng. Trong đó, giải ngân mạnh mẽ các nguồn vốn cho xây dựng cơ bản, để đồng vốn đến các công trình, dự án, phát huy hiệu quả. Không để tình trạng có tiền mà không giải ngân được, không để vốn ODA, trái phiếu Chính phủ và các nguồn vốn ngân sách còn dư mà không giải ngân được.
Đồng thời, phải cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước một cách mạnh mẽ để có nguồn lực cho tăng trưởng.
Thủ tướng cũng yêu cầu thành lập tổ công tác, kiểm tra, rà soát, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong công tác giải ngân, báo cáo Thủ tướng chỉ đạo xử lý kịp thời.
Về điều hành chính sách, Thủ tướng cho rằng, phải phối hợp chặt chẽ hơn nữa giữa chính sách tài khóa, tiền tệ cũng như các chính sách khác.
“Tăng trưởng GDP, bên cạnh số lượng phải quan tâm bảo đảm chất lượng. Quan tâm chăm lo đời sống người dân vùng khó khăn, thiên tai, lũ lụt, hạn hán”, Thủ tướng lưu ý.
Nhấn mạnh vai trò quan trọng của thông tin truyền thông, Thủ tướng nêu yêu cầu với công tác này là phải củng cố niềm tin của nhân dân, chung sức chung lòng, nỗ lực thực hiện thắng lợi các mục tiêu đã đề ra.
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.