Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ hai, ngày 11 tháng 7 năm 2016 | 8:10

Thủ tướng chủ trì phiên họp của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương

Chiều 11/7, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Trung ương đã chủ trì phiên họp thứ 65 của Hội đồng.

Thủ tướng phát biểu tại phiên họp.

Đánh giá công tác thi đua khen thưởng 6 tháng đầu năm 2016 đạt nhiều kết quả tích cực, bám sát nhiệm vụ chính trị được giao, Thủ tướng cũng đã chỉ ra một số mặt tồn tại, hạn chế như hiệu quả của một số phong trào chưa cao, còn mang tính hình thức, chưa đi vào chiều sâu, chưa lượng hóa bằng các tiêu chí cụ thể, công tác tuyên truyền, nhân rộng điển hình tiên tiến chưa đáp ứng yêu cầu đề ra.

“Trước tình hình mới của đất nước, cần tiếp tục phát động mạnh mẽ các phong trào thi đua trong cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành, đơn vị và từng cá nhân, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ kinh tế - xã hội đã đề ra, đặc biệt là trong thời điểm hiện nay, chúng ta gặp nhiều khó khăn, trở ngại”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Trên tinh thần đó, Thủ tướng yêu cầu tiếp tục thực hiện hiệu quả hơn nữa chỉ thị của Bộ Chính trị, Luật Thi đua khen thưởng và Chỉ thị 18 của Thủ tướng Chính phủ về thi đua khen thưởng, tập trung vào đẩy mạnh các phong trào thi đua hướng vào các nhiệm vụ trọng tâm, đột phá về phát triển kinh tế - xã hội, như thi đua lao động giỏi, sáng tạo, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh, tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, tạo môi trường, động lực mới cho phát triển.

Đồng thời, Thủ tướng cũng lưu ý cần thi đua xây dựng và phát triển văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai, bảo đảm an sinh xã hội, góp phần nâng cao đời sống nhân dân, làm tốt hơn nữa công tác đền ơn đáp nghĩa, đẩy mạnh phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa; chú trọng thực hiện hiệu quả phong trào thi đua cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới; thực hiện tốt phong trào thi đua trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội để phát huy sức mạnh tổng hợp, giữ vững độc lập chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu lượng hóa, với các tiêu chí cụ thể trong đánh giá, bình xét thi đua, khen thưởng; các phong trào thi đua phải xác định cụ thể nội dung, biện pháp thực hiện, phong phú về hình thức, bám sát nhiệm vụ được giao; công tác khen thưởng cần công khai, minh bạch, thực chất, chính xác, kịp thời, đúng đối tượng.

Thủ tướng lưu ý các bộ, ngành, địa phương phải thực hiện đúng quy định về tổ chức các giải thưởng, tránh tình trạng trao giải tràn lan, hình thức, “chạy” giải thưởng; tăng cường kiểm tra, giám sát, kịp thời phát hiện các sai phạm trong công tác thi đua khen thưởng; phải làm tốt công tác tuyên truyền, tôn vinh, biểu dương, nhân rộng các điển hình tiên tiến, các nhân tố mới tiêu biểu, gương người tốt việc tốt; tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về thi đua khen thưởng.

Đối với một số đề xuất các phong trào cụ thể thời gian tới, Thủ tướng nhất trí với chủ đề về doanh nghiệp hội nhập và phát triển, hướng tới nâng cao cả số lượng, hiệu quả hoạt động doanh nghiệp và một nền công vụ phục vụ sự hội nhập và phát triển đó; giao Hội đồng hoàn thiện đề án này để có thể phát động trong thời gian tới./.

P.V

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.

  • “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.

  • Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.

Top