Sáng 28/12, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự lễ khởi động chương trình đào tạo 100 chuyên gia chính phủ điện tử, sự kiện diễn ra trong khuôn khổ Hội nghị tổng kết năm 2019, triển khai nhiệm vụ 2020 của Bộ TT&TT.
Ảnh: VGP/Quang Hiếu
Theo Bộ TT&TT, kinh nghiệm quốc tế và thực tế triển khai chính phủ điện tử ở Việt Nam cho thấy, muốn triển khai nhanh, hiệu quả, phải có đội ngũ chuyên gia về chính phủ điện tử. Các khóa đào tạo về chính phủ điện tử trước đây được tổ chức riêng lẻ, không thường xuyên, học viên tham dự mỗi khóa học là khác nhau. Vì vậy, đến nay chúng ta chưa có một lực lượng chuyên gia nòng cốt, có đủ năng lực triển khai chính phủ điện tử ở các bộ, ngành, địa phương.
Để khắc phục vấn đề trên, Bộ TT&TT quyết định triển khai chương trình đào tạo 100 chuyên gia chính phủ điện tử nhằm hình thành đội ngũ chuyên gia hạt nhân về chính phủ điện tử tại tất cả các bộ, ngành, địa phương.
Chương trình đào tạo 100 chuyên gia nòng cốt triển khai chính phủ điện tử nhắm đến các đối tượng là Trưởng Phòng CNTT của các Sở TT&TT, Giám đốc Trung tâm CNTT-TT của các Sở TT&TT, Trưởng Phòng Ứng dụng CNTT của các cơ quan chuyên trách như Cục CNTT của Bộ Y tế hay các Trung tâm CNTT của các bộ, cơ quan ngang bộ.
Chương trình có 3 mục tiêu chính: Trang bị cho các học viên kiến thức chuyên sâu về CNTT và bài học kinh nghiệm hay về triển khai chính phủ điện tử trên thế giới và Việt Nam. Mỗi học viên sẽ được tham gia chương trình đào tạo thống nhất, thường xuyên, liên tục trong nhiều năm để trở thành những chuyên gia về chính phủ điện tử ở từng bộ, ngành, địa phương đủ sức giải quyết các vấn đề đặt ra ở bộ, ngành, địa phương mình.
100 chuyên gia tham gia chương trình sẽ hình thành một mạng lưới chuyên gia chính phủ điện tử từ Trung ương đến địa phương bởi tri thức trao đổi giữa các chuyên gia sẽ không tăng theo cấp số cộng mà tăng theo cấp số mũ.
Như vậy, tri thức của mạng lưới 100 chuyên gia chính phủ điện tử tham gia chương trình này sẽ tương đương với tri thức của 10.000 chuyên gia. Đây chính là lợi ích lớn nhất mà chương trình đào tạo 100 chuyên gia chính phủ điện tử đem lại.
Các bài giảng của chương trình đào tạo được chia sẻ lên trang thông tin mạng của Trung tâm Một cửa hỗ trợ triển khai chính phủ điện tử tại địa chỉ "egov.mic.gov.vn".
Bộ TT&TT cho biết tất cả các bộ, ngành, địa phương đều cam kết trong vòng 3 năm tới không chuyển công tác các học viên để họ phát huy vai trò chuyên gia nòng cốt về chính phủ điện tử của bộ, ngành, địa phương mình.
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.