Tiếp tục Hội nghị trực tuyến Chính phủ với các địa phương diễn ra chiều 28/12, phát biểu gợi ý các bộ, ngành, địa phương thảo luận về các báo cáo của các bộ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu tồn tại trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo là người dân các địa phương kéo về Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh rất nhiều.
Do đó, Thủ tướng nêu rõ, sắp tới địa phương nào để dân kéo ra Hà Nội, Thủ tướng sẽ mời chủ tịch tỉnh lên nhận về để giải quyết chứ không để đẩy lên Trung ương.
Thủ tướng cho rằng, để xảy ra tình trạng này là do chính quyền các địa phương không chịu đối thoại với dân, không đặt người khiếu nại vào nhiệm vụ giải quyết của mình. Đặt câu hỏi chính quyền cấp huyện, xã có đối thoại với dân không, Thủ tướng cho rằng, các địa phương chưa giải quyết triệt để mà đẩy lên Trung ương. Thủ tướng nêu rõ, các việc khiếu nại chủ yếu là vấn đề về đất đai, đền bù giải phóng mặt bằng.
“Cơ bản có nhiều việc chúng ta sai, chúng ta không chịu sửa. Chúng ta phó mặc chuyện đó đi khiếu nại thành đám đông rất lớn. Gọi là Chính phủ do dân, vì dân nhưng dân đi khiếu nại quá trời đất là làm sao? Chính quyền các cấp phải bố trí theo dõi, nhất là ở huyện, xã, tỉnh phải làm việc này. Tôi năm nay cũng thực hiện chủ trương, ở nơi nào dân kéo ra Hà Nội tôi mời đồng chí chủ tịch tỉnh lên nhận dân về để giải quyết chuyện này, chứ không phải đẩy lên Trung ương không đâu. Phải dứt khoát chuyện này”, Thủ tướng quả quyết.
Trong vấn đề phòng chống tham nhũng, Thủ tướng nêu thực tế, các ngành, địa phương thường nói tham nhũng ở đâu chứ ngành tôi không có và báo cáo chỉ có thành tích. Trong khi đó, nguồn lực, vốn liếng đầu tư, đất đai lại nằm ở các địa phương. Do đó, Thủ tướng yêu cầu lãnh đạo các địa phương phải quan tâm đặc biệt đến công tác phòng chống tham nhũng, bởi nhận thức tốt thì mới thực hiện công tác này hiệu quả.
“Nhân dịp này tôi nói để các đồng chí rõ, Chỉ thị của Ban Bí thư, Chỉ thị của Thủ tướng sắp ban hành sẽ yêu cầu không được biếu quà tết. Bí thư, Chủ tịch, lãnh đạo, các địa phương không phải lên Trung ương đi biếu xén lãnh đạo, không cần thiết đặt vấn đề đó cho tốn kém. Bây giờ chúng ta nói việc này cho rõ ràng. Chúng ta phải đặt chống tham nhũng từ địa phương, từ cơ sở thì mới chuyển biến từ cơ sở. Mà đây là nội dung rất quan trọng để các đồng chí thảo luận, để ngăn chặn việc này”, Thủ tướng nói.
Về vấn đề thực hiện Chỉ thị số 16 của Thủ tướng về nâng cao năng lực tiếp cận cách mạng công nghệ 4.0, Thủ tướng cho biết, vấn đề đặt ra đối với cả cấp trung ương và địa phương là phải thực hiện 4.0 từ đâu. Thủ tướng đặt vấn đề, liệu đó có phải là hạ tầng công nghệ, cơ sở dữ liệu, đào tạo nguồn nhân lực, một chiến lược quốc gia mà từng địa phương phải làm trong việc thực hiện công nghiệp 4.0.
Thủ tướng nêu rõ: “Thế giới đang chuyển động rất nhanh về công nghệ mà chúng ta không biết bắt đầu từ đâu để làm việc này thì rất khó khăn cho phát triển bền vững. Đây chính là khâu để năng suất lao động tốt hơn, người dân được hưởng lợi nhiều hơn. Tôi mong rằng các Bí thư, Chủ tịch các tỉnh, các Bộ trưởng tiếp tục đẩy mạnh một câu hỏi đặt ra cho công nghiệp 4.0 ở bộ mình, địa phương mình là cái gì và bắt đầu tư đâu? Phải bàn chuyên đề này ra Hội đồng nhân dân. Cũng như thành phố thông minh phải bắt đầu từ đâu, chứ không phải thành phong trào làm không hiệu quả”.
Cũng trong chiều nay, gần 30 địa phương đăng ký phát biểu tại hội nghị, trong đó các tỉnh phát biểu đã nêu tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế xã hội của địa phương và đóng góp vào các báo cáo mà các bộ, ngành nêu ra./.
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.