Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ ba, ngày 23 tháng 4 năm 2024  
Thứ năm, ngày 5 tháng 9 năm 2019 | 9:43

Thủ tướng: Dạy chữ đã quan trọng, dạy người càng quan trọng hơn

Trong không khí cả nước chào đón 22 triệu học sinh bước vào năm học mới, sáng nay, 5/9, tại thị xã Sơn Tây, Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã dự lễ khai giảng của Trường THPT Sơn Tây. Đây cũng là năm học thứ 60 của trường.

 
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đáng trống khai giảng năm học mới tại Trường THPT Sơn Tây. Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Đánh trống khai giảng năm học mới, Thủ tướng đã có những chia sẻ ngắn với các thầy giáo, cô giáo, học sinh của trường, chào mừng sự kiện quan trọng của ngành giáo dục.

Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước chuyển lời thăm hỏi ân cần đến các thầy giáo, cô giáo, học sinh và lời chúc Trường THPT Sơn Tây có một năm học mới thành công, Thủ tướng khẳng định, giáo dục và đào tạo luôn nhận được sự quan tâm, sự kỳ vọng của Đảng, Nhà nước và thời gian qua, ngành đã đạt nhiều thành tích, không ngừng đổi mới theo tinh thần Nghị quyết 29 của Trung ương.

Thủ tướng mong muốn trong năm học mới, toàn ngành tiếp tục phát huy kết quả đạt được, khắc phục khó khăn, hạn chế tồn tại mà “chúng ta đã chỉ ra để có nhiều thành công hơn nữa, đóng góp trực tiếp, quan trọng vào sự nghiệp xây dựng đất nước”.

“Tại buổi lễ này, tôi muốn nói với các thầy cô, các em một ý: Năm học mới, bên cạnh tiếp tục dạy, học hiệu quả các môn văn hóa, mà người ta gọi là dạy chữ thì các thầy cô của trường cần quan tâm hơn đến giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho học sinh tức là dạy người, để các em học sinh phát triển toàn diện, phát huy năng lực sáng tạo”, Thủ tướng nói. Con người phải có đức có tài mới đóng góp được cho đất nước, cho gia đình ấm no, hạnh phúc. “Dạy chữ đã quan trọng rồi, dạy người, dạy đức, dạy lối sống văn hóa càng quan trọng hơn trong thời kỳ chúng ta hội nhập sâu rộng”.

 

Ảnh: VGP/Quang Hiếu

 

Thủ tướng gửi lời chúc và cũng là mong muốn các thầy giáo, cô giáo của Trường THPT Sơn Tây tâm huyết hơn nữa với nghề nghiệp, giữ vững phẩm chất đạo đức nhà giáo, không ngừng nỗ lực rèn luyện vươn lên thực hiện tốt sự nghiệp đổi mới căn bản giáo dục và đào tạo.

Theo Hiệu trưởng Lương Quỳnh Lan, trường có 1.558 học sinh, trong đó có 806 học sinh giỏi toàn diện, chiếm tỷ lệ 51,7%. Tại kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa qua, trường có 99,79% học sinh đỗ tốt nghiệp.

Trường có 2 cô giáo đang theo học tiến sĩ, gần 50 thầy cô giáo có tình độ thạc sĩ. Nhiều thầy giáo, cô giáo đã thực sự nêu cao tấm gương về đạo đức, tự học, sáng tạo. Năm vừa qua, các thầy giáo, cô giáo trong trường đã nhận đỡ đầu chăm sóc 3 học sinh có hoàn cảnh đặc biệt, đã tích cực tham gia các cuộc vận động ủng hộ quỹ “Vì người nghèo”, “Đền ơn đáp nghĩa”, “Nạn nhân chất độc da cam”. Tổng số tiền quyên góp ủng hộ của cả thầy và trò nhà trường là trên 100 triệu đồng.

Trong năm qua, nhà trường đã tăng cường tích hợp nội dung giáo dục lịch sử địa phương, giáo dục bảo vệ môi trường, giáo dục kỹ năng sống và ý thức thực hiện pháp luật, triển khai giảng dạy nếp sống thanh lịch, văn minh cho học sinh khối 10, 11. Nhiều năm qua, nhà trường giữ vững an ninh, trật tự, không có tệ nạn xã hội, không có học sinh vi phạm pháp luật, tỷ lệ học sinh xếp loại hạnh kiểm tốt, khá là 100%.

 

 

 

Ý kiến bạn đọc
  • Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Theo vòng quay của thời gian, lại một tháng Tư nữa lại về! Tháng Tư về, nhiều khoảnh khắc thiên nhiên tươi đẹp đọng lại trong mỗi người khi mùa Xuân sắp qua đi, nhường chỗ cho mùa Hè tràn ngập ánh vàng lấp lánh của nắng, sắc trắng mong manh của hoa loa kèn có mặt ở mọi nẻo đường, nhiều góc phố Thủ đô yêu dấu.

  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

Top