Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 24 tháng 5 năm 2019 | 17:29

Thủ tướng đến Oslo, bắt đầu thăm chính thức Na Uy

Tối nay (23/5), giờ địa phương (rạng sáng 24/5, giờ Việt Nam), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Phu nhân cùng đoàn cấp cao Việt Nam đã đến sân bay Gardermoen, Oslo, bắt đầu chuyến thăm chính thức Vương quốc Na Uy.

nqh07073.jpg
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng Phu nhân đến sân bay Gardermoen, Oslo, bắt đầu chuyến thăm chính thức Vương quốc Na Uy. Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Đón Thủ tướng, Phu nhân và đoàn tại sân bay có Thứ trưởng Ngoại giao Na Uy Marianne Hagen, Đại sứ Na Uy tại Việt Nam Grete Lochen, đại diện Bộ Ngoại giao Na Uy và về phía Việt Nam, có Đại sứ Việt Nam tại Na Uy Nguyễn Hồng Cường, cán bộ, nhân viên Đại sứ quán Việt Nam và cộng đồng người Việt Nam tại Na Uy.

Theo chương trình làm việc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ có cuộc hội đàm với Thủ tướng Na Uy, hội kiến Chủ tịch Quốc hội Na Uy, dự Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam-Na Uy, tiếp các tập đoàn lớn và thăm một số cơ sở sản xuất của Na Uy, quốc gia có nhiều kinh nghiệm về làm kinh tế biển, nằm trong tốp 10 quốc gia sản xuất thủy sản lớn nhất thế giới. Hiện cộng đồng người Việt tại Na Uy có khoảng hơn 20.000 người (đông nhất tại Bắc Âu).

Đại diện Chính phủ Na Uy đón Thủ tướng và Phu nhân tại sân bay. Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Chuyến thăm lần này của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc diễn ra trong bối cảnh Việt Nam và Na Uy sắp kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (1971-2021). 48 năm trước, Na Uy là một trong những quốc gia châu Âu đầu tiên chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam.

Cán bộ, nhân viên Đại sứ quán Việt Nam và đại diện cộng đồng người Việt Nam tại Na Uy đón Thủ tướng và Phu nhân. Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Na Uy hiện là một trong những nhà tài trợ lớn nhất cho Việt Nam trong Chương trình Liên Hợp Quốc về giảm phát thải khí nhà kính, thông qua việc hạn chế mất rừng và suy thoái rừng (UN-REDD).       

 

 

 

Đức Tuân
Ý kiến bạn đọc
  • “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.

  • “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.

  • Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.

Top